TOP 6 cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

  • Dược sỹ Bidiphar
  • Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
  • 387

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Bởi nếu tình trạng ọc sữa kéo dài và thường xuyên khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe bị ảnh hưởng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn mẹ 6 cách trị ọc sữa đơn giản nhưng khá hiệu quả, giúp mẹ có thể chăm sóc bé tốt hơn.

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Nội dung

1. Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh ọc sữa là tình trạng phổ biến khá thường gặp và nguyên nhân chủ yếu là do thói quen bú chưa đúng của bé. Do đó, chỉ cần điều chỉnh cách cho trẻ bú có thể cải thiện hiệu quả tình trạng này. Thế nhưng, nếu trẻ liên tiếp bị ọc sữa dù đã thay đổi tư thế bú thì có thể trẻ đang mắc một trong những bệnh sau:

  • Hẹp phì đại môn vị: Khi bị bệnh này, bé sẽ không bị ọc sữa ngay sau khi ti. Sau khi ọc, bé có cảm giác đói và muốn bú lại ngay. Chất nôn cũng không có màu xanh hay vàng. Khi thấy con có những dấu hiệu này mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế khám kịp thời. 
  • Lồng ruột: Bệnh lý này thường gặp ở trẻ trai dưới 2 tuổi, thường gặp nhất là các bé từ 3 – 6 tháng. Trẻ xuất hiện một số triệu chứng như nôn đột ngột, khóc thét lớn, đau bụng, trẻ tái xanh, đi ngoài nhày máu,…

2. Top 6 cách trị trẻ sơ sinh ọc sữa cho mẹ

Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa không phải do mắc bệnh mẹ có thể thực hiện theo một trong số những phương pháp dưới đây giúp cải thiện tình trạng này.

Chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa

So với người lớn, dạ dày của bé có dung tích nhỏ hơn rất nhiều và còn khá yếu. Do đó, một cách đơn giản để khắc phục hiện tượng ọc sữa ở bé là chia nhỏ khẩu phần hàng ngày. Mẹ có thể chia lượng thức ăn của bé trong một ngày thành nhiều bữa nhỏ. 

Phương pháp này giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, tránh tình trạng trẻ không tiêu hóa được hay ọc sữa do đầy bụng.   

Không để trẻ ở tư thế vừa bú vừa nằm

Khi bú bé rất dễ nuốt cả phần hơi vào trong bụng nên nếu vừa bú vừa nằm hay nằm ngay rất dễ xảy ra tình trạng ọc sữa.

Do vậy, sau khi trẻ ăn no mẹ không nên đặt bé nằm xuống ngay mà nên tìm cách khiến bé giải phóng lượng hơi thừa trong bụng. Biện pháp này giúp trẻ tránh được tình trạng khó tiêu, đầy bụng. 

Không nên để trẻ vừa nằm vừa bú

Cho trẻ bú đúng tư thế

Tư thế trẻ bú cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ bị ọc sữa. Nếu trẻ bú không đúng cách có thể sẽ phải hít một lượng hơi thừa vào cơ thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nếu bé nằm nghiêng quá sang một bên thì lượng sữa chảy ra nhiều hơn lượng sữa bé nuốt khiến sữa trào ra bên ngoài. 

Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên cho bé bú từ từ và để nghiêng đầu bé vừa phải. Trong trường hợp bú bình nên để bình sữa nghiêng một góc 45 độ và sữa luôn ngập núm bình sẽ ngăn chặn được tình trạng ọc sữa. 

Tránh mùi thuốc lá trong môi trường sống của trẻ

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển khói thuốc còn khiến dạ dày tăng tiết acid gây ọc sữa thường xuyên ở trẻ. Hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe cho bé.

Theo số liệu thống kê hàng năm có hơn 60% số trẻ dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng khói thuốc lá. Do vậy, mẹ cần tránh cho bé sống trong môi trường không khói thuốc. 

Tránh để trẻ hút thuốc lá thụ động

Giữ bé ngủ đúng tư thế

Không chỉ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn mà tư thế ngủ đúng còn giúp trẻ cải thiện hiệu quả hiện tượng ọc sữa. Mẹ nên đặt đầu trẻ cao hơn so với mặt giường một góc 30 độ giúp sữa trong dạ dày không bị ọc ra ngoài.

Bổ sung canxi cho trẻ

Ngoài hiện tượng ọc sữa trẻ còn hay vặn mình, ban đêm khó ngủ thì rất có thể bé đang bị thiếu canxi. Trong trường hợp này, mẹ cần bổ sung canxi kịp thời cho bé. Thế nhưng, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại canxi nào đó. Do nếu cơ thể trẻ thừa canxi có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như đau xương, táo bón, vôi hóa thận. 

3. Hướng dẫn cách vỗ lưng cho bé khi bị ọc sữa

Khi thấy bé bị ọc sữa, mẹ có thể thực hiện ngay phương pháp vỗ lưng để khắc phục ngay tình trạng này cho con. Có 4 tư thế vỗ lưng mẹ nên thực hiện dưới đây:

Tư thế 1: Bế bé thẳng lên, mặt và đầu dựa vào vai mẹ. Tay mẹ nhẹ nhàng xoa phía sau lưng giúp bé dễ chịu hơn. Đồng thời mẹ có thể vỗ nhẹ lưng nếu không thấy bé có phản ứng gì. Trước khi thực hiện, có thể dùng thêm chiếc khăn chuyên dùng vắt lên vai để phòng trường hợp trẻ ọc sữa lần nữa.

Mẹ có thể nhẹ nhàng xoa lưng phía sau sẽ giúp bé thoải mái hơn

Tư thế 2:  Đặt bé nằm úp lên đùi mẹ. Ở tư thế này trẻ vừa có thể ngủ ngon hơn lại vừa được mẹ xoa lưng nhẹ nhàng giải phóng khí nếu có trong dạ dày.

Tư thế 3: Ngay khi cho trẻ bú được tầm 60ml sữa, mẹ dùng 2 tay giữ bé, một tay sau lưng, một tay trước ngực. Từ từ nhẹ nhàng nhấc bé lên sẽ giải phóng hoàn toàn khí trong người bé. Khi đó sẽ phòng ngừa được tình trạng ọc sữa. 

Tư thế 4: Nếu không áp dụng theo một trong ba tư thế trên, mẹ có thể đặt bé lên vai một tay đặt ở phần mông, tay còn lại vỗ nhẹ hay xoa sau lưng khoảng 5 – 15 phút. Khi thấy bé ợ hơi ra ngoài thì biện pháp này đã thành công. 

4. Khi nào thì trẻ sơ sinh ọc sữa cần đi khám?

Trong những năm tháng đầu đời, ọc sữa có thể là biểu hiện của vấn đề liên quan đến việc ăn uống hay do mẹ cho trẻ ăn quá no. Thế nhưng khi bé lớn vẫn xảy ra tình trạng ọc sữa thì đây có thể là do virus dạ dày gây ra.

Tình trạng ọc sữa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh

Dù hiếm nhưng ọc sữa ở trẻ sơ sinh có thể là do bé đã mắc viêm nhiễm ở tai, hệ hô hấp hay hệ tiết niệu. Nếu thấy tình trạng này càng nghiêm trọng và không có dấu hiệu cải thiện thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ:

  • Ọc sữa nhiều lần trong ngày và có thêm các dấu hiệu đau bụng.
  • Trẻ chướng bụng.
  • Nếu trẻ rơi vào trạng thái kích thích hay lơ mơ.
  • Trẻ lên cơn co giật
  • Trẻ xuất hiện dấu hiệu cơ thể bị mất nước như ít đi tiểu, miệng khô, khóc ít nước mắt. 
  • Có thể xuất hiện mật màu xanh hay máu mỗi khi nôn trớ. Nếu xảy ra tình trạng này, cha mẹ nên giữ lại một phần dịch nôn trớ để đến bác sĩ làm xét nghiệm. 

Ngoài ra, nếu nguyên nhân ọc sữa là do bệnh lý nào đó thì cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức. Thế nhưng, phụ huynh cũng không cần quá căng thẳng hay lo lắng mỗi khi thấy trẻ ọc sữa nhiều lần trong ngày bởi đa phần trẻ sơ sinh đều xuất hiện tình trạng này và không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho mọi người các phương pháp về cách cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng sau bài viết này cha mẹ đã có thêm những thông tin bổ ích. Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa có thể nhiều cha mẹ còn chưa biết đó là do trẻ bị thiếu Calci, vì vậy việc bổ sung cho trẻ canxi là một trong những biện pháp hữu ích giúp bé cải thiện tình trạng này. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *