Hạ canxi máu nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia

  • Dược sỹ Bidiphar
  • Dược sỹ CKI Mai Xuân Thủy
  • 565

Hạ canxi máu là tình trạng nồng độ canxi huyết tương toàn phần thấp hơn mức bình thường; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy khi hạ canxi máu nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Nội dung

1. Hạ canxi máu nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là một cách đơn giản, hữu ích giúp người bệnh cải thiện tình trạng hạ canxi máu. Người bị hạ canxi máu nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe? Sau đây là một số loại thực phẩm giàu canxi và nhiều dinh dưỡng dành cho người hạ canxi máu.

Những thực phẩm tốt cho người hạ canxi máu

Những thực phẩm tốt cho người hạ canxi máu

1.1 Trứng

Trứng là loại thực phẩm khá quen thuộc, có mặt hầu hết ở mọi nhà. Tuy rẻ nhưng trứng lại vô cùng bổ dưỡng. Đặc biệt trứng rất giàu canxi nên rất tốt cho người bị hạ canxi huyết. 100g trứng gà bổ sung cho bạn 50mg canxi và 87 IU vitamin D, tăng hiệu quả hấp thu canxi của cơ thể.

Bên cạnh đó, một quả trứng sẽ cung cấp cho bạn 13 loại vitamin và khoáng thiết yếu cùng nguồn protein chất lượng cao, riboflavin, selenium, choline, lutein, zeaxanthin. Trứng lại vô cùng dễ ăn và dễ chế biến, có đa dạng cách để sử dụng trứng. Vì vậy, nếu chưa biết nên ăn gì để cải thiện tình trạng hạ canxi huyết; bạn hãy thử lựa chọn trứng nhé.

1.2 Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa, sữa chua, pho mai và các chế phẩm từ sữa đều là những sản phẩm giàu canxi và dinh dưỡng cho cơ thể.

  • 100g sữa tươi tương ứng 125mg canxi
  • 100g sữa đậu nành tương ứng 25mg canxi
  • 100g sữa bò nguyên kem tương ứng 120mg canxi

Bên cạnh đó, sữa và các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn chất bổ dưỡng cho cơ thể, gồm nhiều vitamin A, D, K, riboflavin, protein, sắt, phospho,… Bạn nên sử dụng ít nhất một ly sữa mỗi ngày.

1.3 Whey Protein

Whey Protein được sản xuất dưới dạng bột; bản chất là một phần chất lỏng của sữa được tách ra trong quá trình sản xuất phomai; có chứa 80% casein và 20% whey. Whey Protein là sản phẩm giàu canxi và dưỡng chất được nhiều người tin dùng trong thời gian gần đây. 

1.4 Hải sản, tôm, cua đồng

Các loài cá, hải sản, tôm, cua đồng, nghêu, sò,… đều là những nguồn canxi vô cùng dồi dào cho cơ thể.

  • 100g cá mòi có thể cung cấp cho bạn 382 mg canxi cùng nhiều dưỡng chất khác như vitamin, niacin, kali, photpho, kẽm,…
  • 100g cua đồng có thể bổ sung hơn 5000mg canxi cùng các protein, omega 3, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Như vậy, bạn chỉ cần sử dụng 20g cua đồng là đã bổ sung đủ lượng canxi thiết yếu cho người lớn trong 1 ngày.

1.5 Các loại họ đậu

Các loại họ đậu như đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu nành,… là nguồn giàu protein, xơ, vitamin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng canxi dồi dào. Chẳng hạn như 100g đậu phụ bổ sung tương ứng 350mg canxi cho cơ thể.

1.6 Các loại rau lá xanh

Rau xanh là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ cung cấp canxi, rau xanh còn là 1 nguồn giàu các dinh dưỡng và xơ tốt cho sức khỏe và tốt cho hệ tiêu hóa.

Một số loại rau xanh giàu canxi như bông cải xanh, cải bắp, rau dền, cải xoăn, rau màu xanh lá đậm,…

1.7 Ngũ cốc và yến mạch

Ngũ cốc (gạo, lúa mì, ngô,..) và yến mạch không chỉ là nguồn canxi dồi dào mà còn cung cấp nhiều protein, chất xơ, năng lượng, vitamin và khoáng thiết yếu.

  • 100g ngô bổ sung 30mg canxi
  • 100g yến mạch bổ sung 54mg canxi

Ngũ cốc và yến mạch có thể sử dụng chế biến nhiều món ăn khác nhau như cơm trắng, cháo lúa mì, cháo ngô, cháo yến mạch, súp…

1.8 Các loại trái cây

Trái cây thường là những sản phẩm dễ ăn uống, dễ sử dụng lại giàu vitamin, xơ, khoáng, đặc biệt là canxi. Một số loại quả giàu canxi kể đến như cam, quất, sung, me,..

1.9 Các loại hạt

Các loại hạt là nguồn canxi dồi dào cho cơ thể như: hạt vừng, hạt mè, hạnh nhân, hạt chia, đậu nành…

100g hạt mè có thể cung cấp cho bạn 975 mg canxi cùng nhiều dưỡng chất khác như vitamin E, vitamin B6, sắt, kẽm, selen, đồng.

2. Thực phẩm người bị hạ canxi máu không nên ăn

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn, bạn cũng nên tránh 1 số thực phẩm làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh; cụ thể như sau:

  • Đồ ăn quá mặn, nhiều muối bởi muối làm tăng bài tiết canxi và giảm lượng canxi trong cơ thể: ô mai, dưa muối, cá mắm,…
  • Đồ quá ngọt, nhiều đường như: mứt, kẹo ngọt, nước ngọt, bánh ngọt, bánh kem,… Tiêu thụ quá nhiều đường gây ức chế khả năng hấp thu canxi của cơ thể và cạn kiệt nguồn photpho
  • Các loại nước ngọt có ga: coca, pepsi,… sử dụng nhiều sẽ làm giảm lượng canxi tại xương.
  • Thực phẩm chứa cafein, điển hình là cà phê, lá trà, vỏ ca cao, socola,… Cafein làm tan canxi trong xương, từ đó làm mất canxi trong xương.
  • Rượu, bia, thuốc lá: sử dụng lâu ngày rượu, bia, thuốc lá sẽ dẫn tới giảm mật độ xương, dẫn đến loãng xương, làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Một số thực phẩm gây viêm xương, loãng xương nên hạn chế ăn như cà chua, cà tím, nấm, ớt chuông,..,
  • Đậu tây: chứa nhiều phytate làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Những thực phẩm người hạ canxi máu không nên ăn

Những thực phẩm người hạ canxi máu không nên ăn

3. Làm sao để biết bản thân bị hạ canxi máu?

Có 2 chỉ tiêu chỉ ra bạn bị hạ canxi máu chính là dựa trên các triệu chứng thường thấy và dựa vào kết quả xét nghiệm.

3.1 Dựa vào triệu chứng

Nếu bị hạ canxi huyết, bạn có thể thấy xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Co cứng cơ vùng lưng, co thắt cơ bắp, chuột rút ở chân
  • Suy giảm trí nhớ, parkinson
  • Mất dần cảm giác tứ chi, khó nuốt, khó nói
  • Dễ cáu gắt, lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm
  • Hạ huyết áp, phù nề, đau bụng, táo bón.

Đối với trường hợp bị hạ canxi máu nặng, dấu hiệu điển hình là cơn Tetany cấp kèm theo các triệu chứng:

  • Co giật cơ mặt
  • Đau cơ toàn thân
  • Dị cảm ở môi -lưỡi -ngón tay, chân
  • Dấu bàn đạp
  • Ngoài ra còn có dấu hiệu Chvostek (co thắt cơ), Trousseau (tăng phản xạ gân xương), rối loạn nhịp tim, co thắt thanh quản, hôn mê, suy tim sung huyết.

Nếu hạ canxi máu xảy ra trong thời gian dài có thể xuất hiện tình trạng khô da, móng tay chân yếu và dễ gãy, sỏi thận, đục thủy tinh thể, bệnh chàm.

Nếu xuất hiện các triệu chứng đã kể trên, bạn hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất để biết rõ tình trạng sức khỏe và có phương án điều trị thích hợp.

3.2 Dựa vào xét nghiệm

Xét nghiệm nồng độ canxi trong máu là xét nghiệm quan trọng nhất để khẳng định bệnh hạ canxi máu. Mức canxi máu bình thường ở người lớn là 8.6 – 10.2 mg/dL.

Với nồng độ canxi thấp hơn mức bình thường, tức là < 8.6 mg/dL, bạn đã bị hạ canxi huyết; cần tuân thủ điều trị của bác sĩ và bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi đã kể ở trên. Ngoài ra, cũng có thể xét nghiệm canxi trong nước tiểu.

4. Sử dụng thêm thuốc/thực phẩm chức năng bổ sung canxi

Ngày nay, mọi người thường lựa chọn việc sử dụng thuốc/ thực phẩm chức năng để bổ sung canxi cho dễ dàng, tiện dụng và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, với mọi sản phẩm, bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng không mong muốn, gây hại thêm cho sức khỏe.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung canxi dưới dạng viên uống, viên sủi, bột uống, dạng lỏng,… để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Các loại canxi thường thấy trong thực phẩm chức năng như là canxi glucoheptonate, canxi cacbonat, canxi citrate, canxi lactat,.. Tuy nhiên bạn nên chọn sản phẩm với thành phần là canxi glucoheptonat, bởi đây là dạng canxi hữu cơ, dễ hấp thu, ít gây nóng trong và lắng cặn.

Trong quá trình bổ sung canxi, việc cung cấp thêm vitamin D sẽ giúp tăng cường hiệu quả hấp thụ canxi và tránh tác dụng phụ tạo sỏi. Vì vậy, hãy lựa chọn những sản phẩm bổ sung canxi dưới dạng hữu cơ, đồng thời có kèm theo hàm lượng vitamin D trong đó để cho hiệu quả tốt hơn. 

Trong quá trình bổ sung canxi bằng các thực phẩm chức năng/ thuốc, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của sản phẩm và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bổ sung hiệu quả, đủ lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D cho người hạ canxi máu TẠI ĐÂY

Bên cạnh đó, bạn đọc đừng quên sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bạn nhé. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và giúp bạn giải quyết thắc mắc hạ canxi máu nên ăn gì, kiêng gì. Để được tư vấn về sản phẩm bổ sung canxi cho người hạ canxi máu, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800.888.677.

Xem thêm: Hạ canxi máu có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị

Nếu hữu ích hãy cho chúng tôi 5 sao nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *