Nguyên nhân trẻ nấc cụt và những điều cần tránh
- Dược sỹ Bidiphar
- Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
- 533
Trẻ bị nấc cụt nhiều có sao không? Nguyên nhân trẻ nấc cụt là gì? Cần tránh điều gì khi bé bị tình trạng này. Đọc ngay bài viết sau nếu bạn chưa biết câu trả lời nhé!
Nguyên nhân trẻ nấc cụt
Nội dung
1. Trẻ nấc cụt nhiều có sao không?
Nấc cụt không phải là hiện tượng xa lạ, ai cũng có thể đã từng bị một lần trong đời. Đã có trường hợp ghi nhận được thai nhi trong bụng mẹ cũng có thể bị “nấc cụt”. Hiện nay, lợi ích của hiện tượng nấc cụt chưa được xác định rõ nhưng nó được xem là sự trưởng thành về trung khu thần kinh hô hấp và những hoạt động tập thở của thai nhi trong bụng mẹ.
Nấc cụt xảy ra do cơ hoành co đột ngột và đóng đột ngột của vùng thanh môn (bộ phận tạo ra tiếng nói) trong thì hít vào, tạo âm thanh đặc trưng của tiếng nấc.
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường diễn ra một cách thoáng qua và thời gian giới hạn là trong vòng 48 tiếng. Hiếm khi tình trạng này gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đau đớn hay căng thẳng.
Vậy trẻ hay bị nấc cụt có sao không? Nếu tình trạng nấc cụt ở trẻ xảy ra trên 48 tiếng hoặc chu kỳ lặp đi lặp lại liên tục kéo dài trên 1 tháng thì được gọi là nấc cụt kéo dài.
Nấc cụt kéo dài hầu hết đều là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn như bệnh lý đường ruột, nhiễm trùng, thần kinh, tim mạch, ung thư hoặc liên quan đến các loại thuốc đang dùng để điều trị.
Trẻ bị nấc cụt nhiều có sao không?
2. Nguyên nhân trẻ nấc cụt
Nấc cụt thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên:
Trào ngược dạ dày thực quản
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, acid trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, từ đó dẫn đến tình trạng nấc cụt.
Thiếu canxi
Tình trạng thiếu canxi ở trẻ em không chỉ tác động đến hệ thần kinh, xương mà còn gây co thắt thanh quản, khó thở, co thắt dạ dày. Từ đó dẫn đến hiện tượng nấc cụt, ợ sữa, nôn trớ đồ ăn. Đây là nguyên nhân gây nấc cụt có thể khắc phục bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi cho trẻ.
Bé bú quá no
Nấc cụt có thể xảy ra khi bé được cho bú quá no. Lý giải là vì dạ dày sẽ bị căng quá mức khi trẻ bú quá no. Dẫn đến sự giãn nợ đột ngột của khoang bụng và làm cơ thắt cơ hoành gây ra hiện tượng nấc cụt.
Chính vì vậy, để tránh cho trẻ khỏi bị nấc cụt thì mẹ không nên cho con ăn no quá mức hay đợi đến khi con thật đói mới cho ăn.
Nấc cụt do nuốt quá nhiều khí vào bụng
Trẻ có thể nuốt phải không khí khi bú sữa, đặc biệt là khi bú bình vì dòng chảy của sữa trong bình nhanh hơn so với bú mẹ. Nếu lượng không khí trẻ nuốt phải quá nhiều sẽ khiến dạ dày to và giãn ra. Do đó, tương tự như việc bú quá no, nuốt quá nhiều không khí sẽ khiến trẻ bị nấc cụt.
Để loại bỏ nguyên nhân này thì mẹ nên cho bé bú bình đúng cách, đồng thời lựa chọn núm vú phù hợp.
Dị ứng
Trong một số trường hợp, trẻ có thể dị ứng với protein trong sữa công thức hay thậm chí là sữa mẹ. Phản ứng dị ứng này có thể dẫn đến viêm thực quản. Và chính điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Ngoài ra, bé cũng có thể dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn trong quá trình bú mẹ.
Dị ứng có thể là nguyên nhân trẻ nấc cụt
Không khí ô nhiễm
Việc sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm có thể tạo thành các chất kích thích. Khi trẻ hít phải các chất kích thích này trong không khí sẽ dẫn đến ho. Và ho nhiều sẽ gây áp lực lên cơ hoành, khiến cơ co thắt đột ngột và gây ra nấc cụt.
Giảm nhiệt độ đột ngột
Sự thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột cũng có thể là nguyên nhân trẻ nấc cụt. Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đột ngột cũng khiến cơ hoành bị ảnh hưởng và dẫn đến việc trẻ bị nấc cụt.
3. Những điều cần tránh khi bé nấc cụt
Sau khi biết nguyên nhân, chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh thì các bậc cha mẹ cũng nên nắm được những điều cần tránh khi bé mắc phải tình trạng này.
Làm cho bé giật mình
Với người lớn thì khi giật mình có thể làm cơn nấc cụt biến mất. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì không nên áp dụng cách này. Vì có thể khiến trẻ bị giật mình khi ngủ về sau, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị giật mình do tiếng nổ lớn sẽ làm ảnh hưởng đến màng nhĩ hay tổn thương cột sống của trẻ.
Vỗ mạnh vào lưng bé
Xoa, vỗ lưng nhẹ nhàng giúp bé ợ có thể là cách giải quyết tình trạng nấc cụt. Nhưng tuyệt đối không được vỗ mạnh vào lưng bé vì khung xương của trẻ còn vô cùng non nớt, dễ bị ảnh hưởng bởi các lực tác động mạnh.
Không vỗ mạnh vào lưng trẻ khi trẻ bị nấc cụt
Cho bé ăn đồ chua
Khi trẻ bị nấc cụt thì cha mẹ không nên áp dụng cách cho ăn đồ chua để giải quyết. Vì trong các thực phẩm này có chứa nhiều axit, sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày còn chưa phát triển hoàn thiện của trẻ.
Kéo lưỡi hoặc xương của bé
Hành động kéo lưỡi hoặc xương của bé sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe. Vì cơ thể bé lúc này còn rất non nớt, dễ bị chấn thương. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không được dùng cách này để chữa nấc cụt cho con.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân trẻ nấc cụt. Trong đó, thiếu Calci cũng có thể gây ra nấc cụt ở trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý bổ sung Calci và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, đồng thời điều chỉnh các yếu tố có thể gây nấc cụt.
- Danh sách nhà thuốc bán Bấm vào đây
- Hotline miễn cước1800.888.677
- Giao hàng tận nơi
Bài viết liên quan
- Trẻ còi xương: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
- Dậy thì muộn ở nam là gì và có điều trị được không?
- Khám phá từ A đến Z về tình trạng trẻ bị rụng tóc
- TOP 6 cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết
- Cách chữa rụng tóc vành khăn cho trẻ cực kỳ hiệu quả
- Cùng tìm hiểu dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không
- Tổng hợp các loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tốt nhất
- Trẻ bị gù lưng do đâu? Cách phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa
- Chia sẻ về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
- Gợi ý các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả