Nhận biết 8 triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
- Dược sỹ Bidiphar
- Dược sỹ CKI Mai Xuân Thủy
- 403
Đối với phụ nữ mang thai, canxi có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Thiếu canxi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần phải lưu ý để bổ sung canxi kịp thời. Vậy đâu là triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Những dấu hiệu nhận biết mẹ bầu thiếu canxi
Một số dấu hiệu thường gặp ở bà bầu thiếu canxi như:
- Móng tay dễ gãy, rụng tóc: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy của việc thiếu canxi. Canxi là thành phần cấu tạo nên tóc, móng. Khi thiếu canxi, mẹ bầu hay bị rụng tóc, móng tay mỏng đi và dễ bị gãy khi va chạm.
- Hỏng men răng, sâu răng: Thành phần chính cấu tạo nên răng là canxi. Thiếu canxi, gây ra răng ố vàng, đau nhức răng, sâu răng…
- Tê chân tay: Là hiện tượng phổ biến khi mang thai từ tháng thứ 5 do thai nhi phát triển mạnh gây chèn ép mạch máu, việc lưu thông máu khó khăn. Tuy nhiên, nếu bị tê chân tay thường xuyên có thể nguyên nhân do mẹ bầu bị thiếu canxi.
- Chuột rút khi mang thai: Chuột rút là một trong những biểu hiện thường thấy nhất. Nếu xuất hiện các cơn chuột rút 2-3 lần/tuần, đặc biệt ở đùi và bắp chân, bạn không nên chủ quan. Có thể cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng.
- Đau lưng: Thai nhi càng lớn, sức nặng của thai khiến mẹ bầu hay cảm thấy đau lưng. Tuy nhiên, nếu đau lưng dữ dội thì có thể xuất phát từ việc lượng canxi trong cơ thể mẹ bầu quá thấp.
- Loãng xương: Xương là nguồn dự trữ canxi và cần một lượng canxi để duy trì sự chắc khỏe. Khi nồng độ canxi thấp, cơ thể sẽ rút canxi từ xương để bổ sung. Điều này khiến xương giòn, dễ bị tổn thương. Nếu thiếu canxi lâu ngày sẽ gây loãng xương, giảm mật độ khoáng trong xương.
- Co cơ mặt, tay bị co rúm: Canxi huyết hạ quá mức gây tình trạng co cơ, khiến tay mẹ bầu co rúm lại, hay bị run.
- Mệt mỏi: Thiếu canxi, mẹ bầu hay bị mất ngủ, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tay chân rã rời, không có năng lượng làm việc cả về thể chất và tinh thần.
2. Đái tháo đường thai kỳ có gây ra thiếu canxi không?
Rất nhiều phụ nữ khi mang thai thường gặp chứng đái tháo đường thai kỳ. Vậy đái tháo đường thai kỳ và thiếu canxi có liên quan đến nhau hay không? Câu trả lời là có. Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể trong đó có ảnh hưởng đến chuyển hóa canxi, phospho và các khoáng chất khác. Đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị làm gia tăng đường huyết. Lượng đường này bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu, kéo theo canxi, phospho và các khoáng chất khác, làm giảm nồng độ canxi. Khi lượng đường huyết xuống thấp, về gần trị số bình thường thì canxi niệu cũng giảm theo, về gần mức bình thường.
Vì vậy, nếu đang bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu nên:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: 70-80% bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có thể điều chỉnh mức đường huyết về bình thường mà không cần phải dùng thuốc. Chế độ ăn cho người đái tháo đường thai kỳ phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho thai nhi nhưng không được gây tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hóa khác. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày và nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh. Bên cạnh đó bà bầu cũng có thể lựa chọn các loại sữa bầu chuyên biệt cho người bị đái tháo đường thai kỳ, hạn chế ăn nhiều chất béo và thức ăn nhanh… Tốt nhất, mẹ bầu nên gặp Bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn và xây dựng chế độ ăn phù hợp.
- Tập thể dục: Tập thể dục giúp ổn định đường huyết vô cùng hiệu quả. Mẹ bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga… Glucose máu có xu hướng tăng sau ăn, vì vậy mẹ bầu có thể đi bộ khoảng 15-20 phút sau khi ăn 1 tiếng nếu không có chống chỉ định.
- Kiểm soát cân nặng: Mẹ bầu không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều, tuy nhiên không được giảm cân gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nên tăng cân phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Dùng thuốc: Nếu đã áp dụng chế độ ăn và chế độ tập luyện phù hợp cho người mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn không kiểm soát tốt đường huyết thì phải sử dụng thuốc. Sử dụng insulin tiêm dưới da hằng ngày dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ, tránh nguy cơ hạ đường huyết gây nguy hiểm đến tính mạng
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để biết đã kiểm soát đường huyết tốt hay chưa. Nếu đường huyết cao hơn mục tiêu, nên thay đổi chế độ ăn, chế độ tập luyện và điều chỉnh liều lượng thuốc dưới sự tư vấn của Bác sĩ.
3. Cách bổ sung canxi an toàn, ít tác dụng phụ cho bà bầu
Thông thường phụ nữ khi mang thai thường gặp tình trạng táo bón. Đặc biệt, một số loại canxi đường uống sẽ càng làm tình trạng này trầm trọng hơn. Vậy bà bầu nên uống canxi loại nào để hạn chế tình trạng táo bón?
Các sản phẩm bổ sung canxi trên thị trường thường có 2 loại là canxi vô cơ (canxi carbonate) và canxi hữu cơ (canxi glucoheptonate). Canxi cacbonat tuy có hàm lượng canxi nguyên tố cao hơn nhưng thường gây lắng cặn, nóng trong. Canxi glucoheptonate tuy có hàm lượng canxi nguyên tố thấp hơn nhưng có ưu điểm là ít gây lắng cặn, sỏi thận, không gây nóng trong, táo bón, an toàn và thích hợp sử dụng cho bà bầu. Vì vậy, canxi hữu cơ thường được ưu tiên sử dụng không chỉ với bà bầu mà còn với các đối tượng khác.
4. Ngoài canxi bà bầu nên bổ sung gì thêm?
Ngoài việc bổ sung đủ canxi, bà bầu nên bổ sung các dưỡng chất khác trong thai kỳ như:
- Sắt: Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 30 mg sắt mỗi ngày trong suốt quá trình mang thai và sau sinh 1 tháng. Thiếu sắt, mẹ có nguy cơ thiếu máu hồng cầu nhỏ, sảy thai, thai chết lưu, băng huyết, nhiễm khuẩn huyết sau sinh… Với bé, thiếu sắt có thể gây nhẹ cân, thiếu máu sau sinh, giảm phát triển trí tuệ.
Các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt, trứng, cá, gan, nghêu, sò, rau dền…
- Acid folic: Chế độ ăn của bà bầu không cung cấp đủ acid folic dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Acid folic có tác dụng chống lại thiếu sót của ống thần kinh. Nhu cầu acid folic của bà bầu khoảng 400-800 mcg/ngày.
Nguồn cung cấp acid folic như: Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây… hoặc viên uống chứa acid folic.
- Kẽm: Cơ thể mẹ bầu thiếu kẽm có thể dẫn đến: sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc thai già tháng. Ngoài ra, kẽm tham gia sản xuất, hoàn thiện chức năng ADN, hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác. Nhu cầu kẽm cho mẹ bầu khoảng 12 mg/ngày.
Nguồn cung cấp kẽm tốt như: Thịt bò, thịt lợn, hải sản, hạnh nhân…
- Iod: Quá trình mang thai, phụ nữ cần khoảng 175-220 mcg iod mỗi ngày. Thiếu iốt gây ra nhiều nguy cơ như: sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra có thể bị nói ngọng, câm điếc, liệt chân tay, nặng hơn là tổn thương não vĩnh viễn.
Thực phẩm giàu iod bao gồm: rong biển, tảo biển, muối iod…
- Omega 3: Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành não bộ, mắt và hệ miễn dịch của thai nhi và trẻ sơ sinh. Thiếu omega 3 làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh…
Nguồn bổ sung omega 3 như: Lòng đỏ trứng, ngũ cốc, cá hồi, cá ngừ…
- Các loại vitamin cần thiết: Vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin B1, vitamin B2… đều là những vitamin cần thiết cho thai phụ, tham gia vào nhiều quá trình quan trọng của cơ thể. Các vitamin này có thể bổ sung qua các thực phẩm hằng ngày hoặc qua các viên uống có chứa vitamin.
Mẹ bầu cần được quan tâm sức khỏe một cách toàn diện, bổ sung đầy đủ canxi và các dưỡng chất khác. Thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Bài viết trên đã chỉ ra 8 triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu, qua đó giúp mẹ bầu có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để được tư vấn về sản phẩm bổ sung canxi đường uống, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài miễn cước 1800.888.677.
Xem thêm:
Tầm quan trọng của việc bổ sung canxi cho bà bầu
- Danh sách nhà thuốc bán Bấm vào đây
- Hotline miễn cước1800.888.677
- Giao hàng tận nơi
Bài viết liên quan
- Tại sao rụng tóc khi mang thai và cách khắc phục
- Bà bầu mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bà bầu tê tay chân
- Bách khoa toàn thư về tình trạng bà bầu mệt mỏi
- Khi nào nên dùng thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú
- Thiếu canxi nên uống thuốc gì? Bật mí sản phẩm bổ sung canxi tốt nhất
- Canxi cho bà bầu dạng nước loại nào tốt? Nên uống dạng nước hay viên?
- 4 sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt và an toàn nhất
- 14 triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng
- Hạ canxi máu nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia