Chia sẻ về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

  • Dược sỹ Bidiphar
  • Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
  • 472

Việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ đúng cách từ trước đến nay vẫn luôn gặp nhiều khó khăn đối với mẹ, đặc biệt là những mẹ nuôi con lần đầu. Hơn nữa, khi thấy con xuất hiện hiện tượng ọc sữa lúc ăn hay ti thì quá trình chăm sóc sẽ còn gặp vất vả hơn. Tuy đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhưng cũng cần được theo dõi và tìm cách khắc phục. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này để giúp mẹ thoát khỏi nỗi “ám ảnh” ọc sữa của con nhé. 

Nguyên nhân trẻ bị ọc sữa

Nội dung

1. Nguyên trẻ bị ọc sữa 

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh thường gặp ở những bé 1 – 2 tháng tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng này. 

Nguyên nhân sinh lý

  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu, dạ dày có dung tích nhỏ và nằm ngang, so với người lớn thì cao hơn nên sau mỗi lần thay đổi đột ngột tư thế hay ăn quá no sẽ khiến trẻ dễ bị ọc sữa.
  • Nếu trẻ bú sữa công thức có thể bị ọc sữa thành vòi. Do loại sữa này có khả năng tiêu hóa chậm hơn sữa mẹ nên ở lại lâu hơn trong dạ dày khiến bé dễ bị đầy bụng và ọc sữa ra ngoài.  
  • Trẻ bú quá nhanh, nuốt quá nhiều hơi và nấc cụt khiến bé trị ọc sữa ra ngoài. Nguyên nhân này xảy ra ở những mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi bé, chưa kiểm soát được tốc độ dòng sữa cho bé bú khiến con bị sặc.
  • Bên cạnh đó, sữa mẹ ở dạng lỏng nên khi mẹ thay đổi tư thế trẻ cũng dễ bị ọc sữa ra ngoài. 

Trẻ bị ọc sữa có thể là sinh lý bình thường

Nguyên nhân bệnh lý

Mắc bệnh nào đó cũng có thể là lý do khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa:

  • Thiếu Canxi cũng là một trong các nguyên nhân khiến thanh quản của trẻ bị co thắt nhiều hơn và gây ra hiện tượng ọc sữa.
  • Hẹp phì đại môn vị: Lớp cơ môn vị bị phì đại gây hẹp tắc môn vị khiến trẻ bị ọc sữa ngay sau mỗi lần ăn, sữa ọc thành vòi. Chất nôn ra ngoài là sữa hay sữa đã đông vón ứ đọng lâu bên trong dạ dày. Hiện tượng này xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là tình trạng thức ăn ở dạ dày trào lên phía trên thực quản. Bé bị ọc sữa sau khi ăn, khi khóc hay khi nằm. Chất nôn ít, thường là sữa vừa mới ăn, có khi có màu nâu. 
  • Lồng ruột: Trẻ sơ sinh ọc sữa nhiều lần trong một ngày cùng với khóc dữ dội thành cơn, mặt tái xanh, đi ngoài nhầy máu sau cơn đau bụng. Tình trạng này thường gặp ở bé trai nhỏ hơn 2 tuổi, gặp nhiều nhất là trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi. 
  • Trẻ mắc một số bệnh lý khác: Viêm mũi họng, nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm màng não, viêm phổi hay viêm ruột non hoại tử, tắc ruột,…khiến bé cảm thấy khó chịu cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa. 
  • Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa chính là thiếu canxi. Khi đó, mẹ có thể bổ sung cho bé thông qua thực phẩm mẹ dùng hàng ngày hay sử dụng những thực phẩm chức năng chứa canxi. 

Trẻ bị ọc sữa có thể là do thiếu canxi

2. Các yếu tố khiến bé dễ bị ọc sữa hơn 

Trẻ bị ọc sữa nhiều hơn có thể xuất phát từ một số yếu tố sau:

  • Trẻ bú bình nhưng không ngậm chặt núm vú hay núm sữa để xa miệng bé, bình sữa không dốc thẳng. Khi đó trẻ sẽ nuốt nhiều hơi hơn dẫn đến ọc sữa sau khi bú. 
  • Lỗ thông ở đầu núm bú bình quá to khiến sữa chảy nhanh ra ngoài và trẻ không nuốt kịp.
  • Mẹ ép bé ăn quá nhiều gây ọc sữa. Trong một số trường hợp mẹ bóp mũi để trẻ há miệng và đổ sữa vào khiến bé bị sặc.
  • Trẻ vừa ăn vừa ngủ: Nhiều mẹ đặt bé nằm để bú bình dẫn đến tình trạng bé vừa ăn vừa ngủ. Khi đó, trong lúc bú bé có thể sẽ ngủ quên, không hề nuốt sữa mặc dù núm vú vẫn cứ chảy sữa. Khi bé thở mạnh có thể sữa hít lên phần mũi vào phế quản, khi quản khiến sữa sặc lên mũi và gây khó thở. 
  • Sau khi bú, mẹ đặt bé nằm xuống ngay: Ở trẻ sơ sinh sau khi bú hay đang bú thường sẽ ngủ luôn. Do vậy, nhiều mẹ sẽ đặt bé xuống giường ở tư thế ngửa đầu. Điều này là không nên do trẻ vừa ăn no nên nguy cơ bé sặc sữa là rất cao. Hơn nữa, việc không thể tự xoay đầu khiến trẻ càng có cảm giác khó thở, ngạt. 
  • Cha mẹ không thường xuyên theo dõi trẻ sau mỗi lần bú. Có một số trường hợp bé sơ sinh bị sặc gây tử vong nhưng cha mẹ không hay biết. 
  • Trẻ được 3 – 4 tháng tuổi bắt đầu biết hóng chuyện nên khi mẹ vừa cho bé vừa nói chuyện, trẻ mải hóng và không chịu nuốt sữa ngậm trong miệng. Khi trẻ cười, thích chí sữa trào ngược lên khí quản ọc sữa ra ngoài.

Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ bị ọc sữa

3. Ọc sữa nguy hiểm không?

Ọc sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng không khó để bắt gặp. Thế nhưng, nếu không có biện pháp khắc phục và để kéo dài thì sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng. Chất dinh dưỡng không được hấp thu đủ dẫn đến còi xương, chậm lên cân. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà sẽ có cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh phù hợp với từng bé.

Trẻ bị ọc sữa cũng sẽ có cảm giác khó chịu, quấy khóc nhiều hơn nếu mẹ lúng túng trong cách xử lý hay không biết cách xử lý. Hơn nữa, nếu nguyên nhân gây ọc sữa là do bệnh lý thì cần được đưa đến các phòng khám chuyên khoa nhi để được thăm khám kịp thời. Nếu để lâu có thể gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên đây đã phần nào cung cấp thêm thông tin hữu ích về tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Dù là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý cũng khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng đáng kể nếu mẹ không có biện pháp khắc phục. Do vậy, mẹ cần bình tĩnh để có hướng xử lý tốt nhất cho con, mẹ nhé! Nếu nguyên nhân là do trẻ bị thiếu Canxi thì bố mẹ chỉ cần chú ý bổ sung cho trẻ đầy đủ canxi là tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Calci Vita – BDF Kid 5ml là một sản phẩm giúp cung cấp canxi cho các bé vô cùng an toàn và hiệu quả, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm này cho bé nhé.

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *