Trẻ bị gù lưng do đâu? Cách phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa
- Dược sỹ Bidiphar
- Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
- 405
Trẻ bị gù lưng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả sinh lý và bệnh lý. Vậy các nguyên nhân đó là gì, cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng trẻ bị gù lưng như thế nào. Mời các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Trẻ gù lưng là gì?
Trẻ bị gù lưng là khi cơ thể trẻ xảy ra tình trạng loạn sản sụn cột sống và đĩa đệm thuộc vùng cột sống ngực.
Các tổn thương ở đốt sống bệnh lý như:
- Đốt sống vẹt ở phần trước.
- Nhân nhầy thoát vị chui vào thân đốt sống ở phía dưới đĩa đệm
- Mặt trên và dưới của thân đốt sống cong lên mà không lõm xuống như bình thường.
- Sụn đĩa đệm lồi lõm không đều.
Các tổn thương này thường xuất hiện ở vùng lưng, từ đốt sống thứ 7-11.
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tư thế của trẻ mà còn làm giảm sự giãn nở lồng ngực khi thở, từ đó dẫn đến giảm dung tích sống của phổi. Các bé trai là đối tượng thường gặp tình trạng này nhất và phổ biến ở độ tuổi 13-17.
2. Nguyên nhân bé bị gù lưng
Tình trạng trẻ bị gù lưng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân chính đó là:
Trẻ bị gù lưng do bẩm sinh
Hai loại gù lưng bẩm sinh ở trẻ như sau:
- Loại 1 – Không hình thành: Nguyên nhân gây ra gù lưng loại này là do trong quá trình hình một phần thân hoặc nhiều thân đốt sống của thai nhi trong bụng mẹ xảy ra sai sót. Với dạng này, khi mới sinh ra có thể nhìn thấy ngay dị tật ở dạng một khối u hoặc vết sưng trên cột sống của trẻ.
- Loại 2 – Không phân đoạn: Xảy ra khi hai hay nhiều đốt sống không thể tách rời nhau để tạo thành các đĩa đệm và xương bình thường.
- Ngoài ra gù lưng bẩm sinh ở trẻ còn có thể gặp ở những trường hợp bị bại não.
Do sai lệch tư thế trong thời gian sơ sinh
Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, nếu bố mẹ bế hay có động tác nâng bế không đúng cách có thể khiến trẻ bị gù lưng. Vì lúc này, hệ xương của bé còn non nớt. Trong khi bị bế sai cách, xương cột sống của trẻ phải cong xuống để nâng đỡ phần đầu hoặc phần cơ thể không có điểm tựa. Lâu dần theo thời gian sẽ dẫn đến bị gù lưng.
Bên cạnh đó, việc bắt trẻ tập ngồi, tập đi quá sớm cũng dẫn đến biến dạng cột sống, lâu ngày thành gù lưng. Đó là do cột sống phải chống đỡ trọng lượng của cơ thể trong khi chưa phát triển đủ độ vững chãi.
Gù lưng ro sai lệch tư thế trong độ tuổi trẻ đi học
Khi đến độ tuổi đi học, xương cột sống của trẻ đã trẻ nên cứng cáp hơn. Nhưng nếu liên tục lặp lại các tư thế sai thì cũng sẽ ảnh hưởng đến các đốt sống lưng.
Có thể kể đến các tư thế sai phổ biến của trẻ dẫn đến gù lưng trong giai đoạn này là:
- Ngồi cong lưng khi đọc sách, viết bài.
- Nằm dài trên bàn học hoặc trên giường để làm bài tập, nghịch điện thoại.
- Ngồi vẹo lệch sang 1 bên.
Các tư thế này có thể mang lại sự thoải mái, giảm đau mỏi tạm thời cho trẻ nhưng về lâu dài sẽ gây hại cho cột sống của trẻ.
Trẻ bị gù lưng do vận động sai cách
Đi đứng sai cách cũng có thể là nguyên nhân gây gù lưng.
Tư thế đi đúng bình thường là đầu và chân giữ thẳng, hai vai mở ra phía sau, ngực căng về phía trước, bụng thu gọn và vùng thắt lưng hơi cong ra phía trước,
Nhưng với trẻ nhỏ đa số lại có thói quen đi cúi mặt về phía trước, lưng cong, lồng ngực thu hẹp lại. Từ đó khiến ác xương bả vai dần dần cách xa xương cột sống và nhô lên.
Do mang vác nặng
Nâng đỡ, mang vác vật nặng sẽ gây áp lực lớn lên cột sống. Từ đó khiến cột sống bị nghiêng vẹo về một bên. Đặc biệt là với trẻ em, hệ cột sống còn đang phát triển thì trọng lượng dư thừa sẽ gây căng thẳng quá mức lên các dây chằng và cơ. Vậy nên khiến cho sự liên kết của cột sống cũng liên tục bị xáo trộn, hậu quả là cột sống bị uốn cong về phía trước hoặc sang một bên là chủ yếu.
Rối loạn dinh dưỡng, trao đổi chất gây gù lưng ở trẻ nhỏ
Khi cơ thể trẻ không hấp thu và sử dụng được các khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo xương cứng và chắc khỏe như canxi, magie, phốt pho… thì tình trạng gù lưng có thể xảy ra. Các rối loạn này sẽ khiến cho xương trở nên yếu, dã bị gãy hoặc xẹp đốt sống.
Trẻ bị gù lưng do bị bệnh Scheuermann
Bệnh Scheuermann là một căn bệnh hoại tử xương sụn gây ra những biến đổi tại phần thân đốt sống, dẫn đến đau lưng và gù vẹo cột sống.
Các biến đổi do bệnh gây ra là các biến đổi xương không viêm, không nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sự phát triển xương ở các vùng trung tâm cốt hóa khác nhau.
Căn bệnh này thường gặp ở độ tuổi vị thành niên, đặc biệt là bé trai. Và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra gù lưng ở trẻ, đôi khi có liên quan đến yếu tố gia đình.
Các nguyên nhân khác
Gù lưng ở trẻ có thể do các nguyên nhân khác, bao gồm:
- Trẻ bị chấn thương: Xảy ra sau khi cột sống của trẻ bị thương và gãy do ngã, va chạm nặng hoặc các loại tai nạn khác.
- Do rối loạn thần kinh cơ, khuyết tật ống thần kinh, loạn dưỡng cơ…
- Kê gối ngủ quá cao: Điều này sẽ khiến phần đầu và cổ của trẻ bị gập nhiều về phía trước ngực hoặc lệch sang một bên. Từ đó dẫn đến cong vẹo cột sống, lưng tôm ở trẻ.
3. Cách nhận biết trẻ bị gù lưng
Với trẻ bị gù lưng thì cha mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Lưng có phần nhô cao lên nhìn thấy rõ bằng mắt thường, hay gặp là ở phần lưng trên.
- Khi trẻ cúi người về phía trước, chiều cao của lưng trên có thể cao hơn so với bình thường.
- Đầu trẻ luôn luôn hoặc gần như luôn cúi về phía trước
- Vai của trẻ hướng về phía trước quá mức, chiều cao hay vị trí của vai hoặc bả vai so với cơ thể có sự khác biệt.
- Đau ở vùng cột sống lưng, thường là đau nhẹ. Cảm giác đau có thể lan lên cùng cột sống cổ hoặc xuống cột sống thắt lưng. Đau nhiều hơn vào buổi chiều, nhưng cũng có trường hợp người bệnh không cảm thấy đau.
4. Chữa bệnh gù lưng cho bé như thế nào?
Thông qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị tình trạng gù lưng ở trẻ thích hợp.
Đối với gù lưng do sai tư thể thì có thể cải thiện bằng các bài tập vật lý trị liệu. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn thực hiện các bài tập phù hợp để tăng cường sức mạnh ở phần cơ lưng, hỗ trợ tốt cho cột sống và giảm gù lưng dần dần.
Còn trong trường hợp trẻ bị gù lưng do bệnh lý hoặc bẩm sinh thì nếu nhẹ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và tư thế của trẻ. Bác sĩ sẽ hướng cha mẹ cách tự theo dõi và các biện pháp phòng ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn tại nhà.
Với tình trạng trẻ bị gù lưng nặng thì sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp:
- Dùng nẹp lưng để giữ cho tình trạng gù lưng ở trẻ không tiếp tục tiến triển xấu hơn. Phương pháp này không đưa đường cong cột sống về lại như bình thường nên cần kết hợp với các biện pháp điều trị khác.
- Vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp vùng bụng, lưng.
- Phẫu thuật: Chỉ áp dụng trong các trường hợp nghiêm trọng như gù lưng gây đau ở trẻ, bất thường cấu trúc xương có thể nghiêm trọng hơn trong tương lai. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thủ thuật can thiệp, điều chỉnh và nốt các đốt sống lại.
5. Cách phòng bệnh gù lưng cho bé
Để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị gù lưng, các bậc cha mẹ cần:
- Rèn cho trẻ thói quen đi lại đúng tư thế. Không để trẻ đi đứng ở tư thế khom người, cong gập người về phía trước.
- Hình thành cho trẻ tư thế ngồi học đúng cách: Ngồi thẳng lưng, không cúi mặt sát xuống bàn hoặc nằm dài trên bàn, giường để học bài.
- Tránh để trẻ mang cặp sách nặng, nên chọn những chiếc cặp được thiết kế riêng dành cho trẻ đi học.
- Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên cho trẻ để giúp tăng cường sức mạnh cho phần cơ ở vùng lưng và giữ nó linh hoạt. Một số môn thể thao phù hợp như bơi lội, chạy, đi bộ, yoga…
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ qua các bữa ăn hàng ngày.
- Theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên. Đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất có thể nếu xuất hiện các dấu hiệu của gù lưng.
Như vậy, có thể thấy có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị gù lưng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm và phát hiện căn bệnh này sớm. Đồng thời có các biện pháp phòng ngừa, trong đó bổ sung các chất cần thiết cho quá trình tạo xương chắc khỏe, đặc biệt việc bổ sung calci là cách đơn giản mà đem lại hiệu quả cao.
- Danh sách nhà thuốc bán Bấm vào đây
- Hotline miễn cước1800.888.677
- Giao hàng tận nơi
Bài viết liên quan
- Trẻ còi xương: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
- Dậy thì muộn ở nam là gì và có điều trị được không?
- Khám phá từ A đến Z về tình trạng trẻ bị rụng tóc
- TOP 6 cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết
- Cách chữa rụng tóc vành khăn cho trẻ cực kỳ hiệu quả
- Cùng tìm hiểu dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không
- Tổng hợp các loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tốt nhất
- Nguyên nhân trẻ nấc cụt và những điều cần tránh
- Chia sẻ về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
- Gợi ý các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả