Dậy thì muộn ở nam là gì và có điều trị được không?

  • Dược sỹ Bidiphar
  • Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
  • 445

Mặc dù hiện nay xã hội phát triển, cuộc sống được cải thiện, nhiều cha mẹ lo lắng con mình dậy thì sớm. Nhưng bên cạnh đó cũng không ít trẻ bị dậy thì muộn. Vậy dậy thì muộn ảnh hưởng như thế nào tới trẻ và cách khắc phục ra sao. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dậy thì muộn ở nam

Nội dung

1. Dậy thì muộn ở nam là gì và có dấu hiệu như thế nào?

Dậy thì là lúc cơ thể con người phát triển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Dậy thì muộn ở nam bản chất là một dạng rối loạn phát triển, cụ thể là chậm phát triển một số đặc điểm của nam giới khi đến độ tuổi quy định.

Đối với bé trai thì các dấu hiệu dậy thì sẽ nhìn rõ và đơn giản hơn. Đó là sự gia tăng đáng kể chiều cao cơ thể, cân nặng tăng, thay đổi giọng nói trầm khàn do thanh quản to rộng hơn, vai mở rộng, cơ bắp phát triển. Đồng thời, hệ thống lông cũng phát triển cùng bao gồm có ria mép, mọc râu có khi là râu quai nón.

Ngoài ra dương vật và tinh hoàn của trẻ trai cũng lớn hơn và đặc biệt là có hiện tượng lần đầu phóng tinh. Nếu trẻ trai đã bước qua tuổi 14 và không có bất kỳ các dấu hiệu kể trên, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra chuyên khoa để đánh giá kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu như kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn của trẻ không phát triển hơn trước thì chứng tỏ trường hợp đó đã bị dậy thì muộn.

Bên cạnh những dấu hiệu về thể chất, những trẻ dậy thì muộn thường có dấu hiệu bất ổn về tâm lý như tách mình ra khỏi tập thể, gặp phải các rối loạn tâm lý, trở nên trầm cảm, ngại giao tiếp. Vấn đề quan trọng đặt ra là cha mẹ và nhà trường không để những mặc cảm tâm lý (tự ti, hoang mang, lo lắng…) làm ảnh hưởng đến cuộc sống và suy nghĩ của trẻ bị dậy thì muộn.

2. Nguyên nhân của tình trạng dậy thì muộn

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dậy thì muộn ở nam. Các chuyên gia đã nghiên cứu và tổng hợp lại một số nguyên nhân phía dưới đây.

Yếu tố di truyền: Cũng tương tự như dậy thì muộn ở nữ, có khoảng 70% trường hợp dậy thì muộn ở bé trai có nguyên nhân là do di truyền từ bố mẹ.

Mắc một số bệnh mạn tính: Những bé trai bị mắc các bệnh mạn tính như viêm đại tràng hoặc thiếu máu hồng cầu liềm hay xơ nang thường sẽ dễ bị dậy thì muộn hơn các bé trai khoẻ mạnh khác.

Thiếu hụt hormone giới tính nam: Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện một phần các trường hợp bé trai bị dậy thì muộn là do chứng thiếu hụt hormone điều hòa ở tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc thiếu hormone luteinizing (LH). Tình trạng này thường có thể phát hiện ngay từ khi bé sinh ra. Thông thường, các bé trai mắc phải tình trạng dậy thì muộn sẽ có dương vật nhỏ bất thường.

Vấn đề ở tinh hoàn: Dậy thì muộn ở bé trai cũng có thể là do các khiếm khuyết ở bộ phận tinh hoàn, do kích thước tinh hoàn quá nhỏ, tinh hoàn đã từng bị phẫu thuật hoặc phẫu thuật điều trị ung thư kết hợp với xạ trị cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bé trai bị dậy thì muộn.

Dậy thì muộn ở bé trai có thể do vấn đề về tinh hoàn

3. Chẩn đoán dậy thì muộn ở nam

Khi bé trai có các dấu hiệu của dậy thì muộn thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Các bác sĩ thông thường chỉ cần tiến hành một số kiểm tra lâm sàng là có thể chẩn đoán được bé của dậy thì muộn hay không. Đôi khi bé còn được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá chính xác hơn.

Xét nghiệm được chỉ định nhiều nhất là xét nghiệm testosterone, hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) được thực hiện vào buổi sáng sớm. Nguyên nhân là do vào buổi sáng thì lượng testosterone cao hơn bình thường.

Chỉ số testosterone ở người lớn bình thường dao động từ 250–800 ng/dL (nanogram/decilit) nhưng đối với những bé dậy thì muộn có chỉ số testosterone thấp hơn 40. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bé chụp X-quang bàn tay và cổ tay để xác định tuổi xương còn có thể dự đoán chiều cao khi trưởng thành.

Tiến hành chụp X – quang bàn tay để xác định tuổi xương

4. Điều trị dậy thì muộn ở bé trai?

Tình trạng dậy thì muộn ở bé trai có thể khắc phục được bằng cách sử dụng thuốc tiêm trong vòng vài tháng.

Các bé trai sau khi tiêm thuốc sẽ phát triển chiều cao, tăng cân cũng như tăng kích thước dương vật, lông mu bắt đầu phát triển. Trong đa số các trường hợp thì dậy thì muộn sẽ tiếp tục phát triển mà không cần có bất kỳ sự điều trị thêm nào.

Nếu bé trai mắc hội chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc gặp vấn đề đối với dương vật, testosterone là lựa chọn đầu tiên trong việc điều trị. Tuy nhiên, liều lượng đối với những bé này sẽ tăng theo thời gian và vẫn tiếp tục bổ sung khi đã trưởng thành.

Sử dụng testosterone hỗ trợ điều trị dậy thì muộn ở nam

Dậy thì muộn ở bé trai không quá ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của bé nhưng cha mẹ vẫn phải quan tâm đến bé để phát hiện các dấu hiệu sớm và có cách khắc phục kịp thời.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về chứng dậy thì muộn ở nam, hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Để hỗ trợ cho quá trình cao lớn cho trẻ đối với những trẻ dậy thì muộn, nhất là nam giới. Cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm giúp bổ sung Calci để giúp bé cao lớn hơn, xương chắc khỏe hơn. Calci Vita chứa các thành phần được nhập khập, chiết xuất hoàn toàn tự nhiên hỗ trợ quá trình hấp thụ Calci tốt nhất, giúp xương chắc khỏe, bé cao hơn. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *