Dậy thì muộn ở nữ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

  • Dược sỹ Bidiphar
  • Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
  • 228

Cuộc sống ngày càng phát triển, thông thường các bé sẽ có nguy cơ dậy thì sớm hơn. Nhưng một số bé lại có dấu hiệu dậy thì muộn. Vậy dậy thì muộn ở nữ có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của con sau này không, cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về tình trạng này ở bài viết dưới đây nhé.

Dậy thì muộn ở nữ

Nội dung

1. Tìm hiểu về dậy thì muộn ở bé gái

Quá trình dậy thì ở bé gái bắt đầu khi tuyến yên sản xuất hai loại hormone là hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Hai hormone này có tác dụng khiến buồng trứng phát triển và sản sinh ra estrogen. 

Ở giai đoạn này bé gái sẽ có sự tăng trưởng nhảy vọt. Đầu tiên là ngực phát triển là chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện khoảng sau đó 2 đến 3 năm. Các bé gái nếu 13 tuổi mà chưa bắt đầu phát triển thì được gọi là dậy thì muộn.

2. Dấu hiệu dậy thì muộn ở bé gái

Bình thường, bé gái sẽ dậy thì ở khoảng 11 – 15 tuổi. Quá trình dậy thì ở bé gái được đánh dấu bằng sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, kết hợp với sự phát triển của một số cơ quan sinh dục phụ khác như sự tăng kích thước của vú, xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục, đồng thời chiều cao cũng tăng lên đáng kể. 

Nếu bé gái không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự phát triển trên kể từ sau 14 tuổi, hoặc không có kinh khi 16 tuổi thì được gọi là dậy thì muộn. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra. 

Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé gái làm thêm các xét nghiệm máu và xét nghiệm khác để đo nồng độ hormone giới tính gồm LH, FSH, estradiol. Nếu nồng độ các chất này thấp hơn tiêu chuẩn thì có thể kết luận chắc chắn tình trạng dậy thì muộn ở trẻ gái.

Ngực không phát triển là dấu hiệu dậy thì muộn của bé gái

3. Dậy thì muộn ở nữ lý do vì sao?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dậy thì muộn ở trẻ. Các chuyên gia đã nghiên cứu và tổng hợp lại một số nguyên nhân phía dưới đây.

Nguyên nhân gây dậy thì muộn ở bé gái

Do di truyền

Mặc dù các đặc điểm giới tính của nam và nữ là khác nhau, nhưng bé gái bị dậy thì muộn có thể do di truyền từ cả cha và mẹ. 

Vấn đề ở buồng trứng

Bé gái chậm dậy thì có thể do gặp phải tình trạng suy buồng trứng sớm. Nguyên nhân là do bé có thể phải sử dụng đến chất phóng xạ để điều trị bệnh bạch cầu hoặc một số loại bệnh ung thư. 

Hoặc một nguyên nhân khác là do bé gái mắc hội chứng Turner, một loại bệnh gây mất đi một phần hoặc hoàn toàn bộ nhiễm sắc thể giới tính nữ X. 

Một lý do nữa là do buồng trứng bị suy dẫn đến hoạt động sản xuất hormone kém, gây ra thiếu hormone tuyến yên (LH, và FSH), làm cho cơ thể không thể sản sinh hormone tăng trưởng đều đặn. Việc thiếu các hormone này sẽ không thể kích thích cơ thể phát triển một số đặc điểm giới tính nữ khi bé đến tuổi dậy thì.

Buồng trứng có vấn đề là nguyên nhân của tình trạng dậy thì muộn

Thể chất 

Đôi khi, một số bé gái dậy thì muộn do chế độ dinh dưỡng hoặc thể trạng từ lúc mới sinh khiến cho cơ thể trưởng thành muộn hơn so với những bạn bè đồng trang lứa. Trường hợp này cha mẹ chỉ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho con và theo dõi trong thời gian tiếp theo để đánh giá các dấu hiệu dậy thì ở trẻ.

Lượng mỡ trong cơ thể bị sụt giảm 

Dậy thì muộn cũng thường xảy ra ở những bé gái có sở thích thường xuyên vận động hoặc tham gia một số bộ môn vận động như thể dục dụng cụ, vũ công múa ba lê hay tuyển thủ bơi lội. 

Ngoài ra,  những trẻ mắc chứng chán ăn tâm lý hoặc biếng ăn từ nhỏ cũng có thể khiến cho quá trình dậy thì phát triển chậm hơn những bạn gái khác.

Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với bé gái

Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không? Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây cụ thể của tình trạng dậy thì muộn mà có những ảnh hưởng khác nhau. Đa số các bé gái dậy thì muộn sẽ có tâm lý tự ti hơn so với bạn bè cùng tuổi. Tuy nhiên thì dậy thì muộn nhìn chung sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ủa bé gái khi trưởng thành. 

Sau khi dậy thì bé gái vẫn có khả năng sinh sản bình thường và để trẻ không bị các mặc cảm về tâm lý, cha mẹ nên chia sẻ nhiều hơn với bé.

4. Xác định tình trạng dậy thì muộn ở nữ như thế nào?

Khi bé gái có các dấu hiệu của dậy thì muộn thì cha mẹ nên đi cho bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi khám, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố lâm sàng để chẩn đoán sơ bộ, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác để đo các chỉ số của hormone LH, FSH, estradiol. 

Nếu kết quả của các xét nghiệm cho thấy chỉ số của hormone LH và FSH ở mức cao, có nghĩa là buồng trứng của bé không hoạt động bình thường. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ phải kích thích tuyến yên sản sinh ra hormone để tăng cường kích thích buồng trứng hoạt động mạnh hơn.

Xét nghiệm máu chẩn đoán dậy thì muộn

 Đối với các bé có nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm không rõ ràng, bác sĩ sẽ yêu cầu bé thực hiện xét nghiệm karyotype (lập bộ nhiễm sắc thể) để xác định xem có bao nhiêu tế bào bị thiếu nhiễm sắc thể X.

Nếu chỉ số của hormone LH, FSH và estradiol thấp thì nguyên nhân gây dậy thì muộn có thể là bởi vì lượng mỡ cơ thể bị giảm hoặc bé bị thiếu hormone LH, FSH vĩnh viễn. 

Một vài xét nghiệm khác sẽ được tiến hành nếu bác sĩ nghi ngờ trong cơ thể trẻ đang thiếu hormone tuyến yên, ví dụ như chụp cộng hưởng từ não. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang tay để đo độ tuổi xương.

5. Khắc phục tình trạng dậy thì muộn ở bé gái như thế nào?

Đối với các bé dậy thì muộn thì có thể sử dụng phương pháp bổ sung estrogen trong thời gian khoảng 4–6 tháng để kích thích quá trình dậy thì diễn ra sớm hơn. 

Đối với những bé gái dậy thì muộn và có lượng mỡ trong cơ thể thấp thì tốt nhất là nên cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, việc bé tăng cân sẽ hỗ trợ quá trình dậy thì diễn ra đúng hơn.

Ăn uống đầy đủ giúp cải thiện tình trạng dậy thì muộn

Còn đối với trường hợp bé gái mắc phải chứng suy buồng trứng sớm hoặc thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục, bé có thể dùng estrogen dưới dạng viên estradiol hoặc miếng dán cho da 2 lần/tuần. Bác sĩ sẽ chỉ định từ liều thấp và định kỳ là khoảng 6 tháng sẽ tăng liều 1 lần. Sau 12–18 tháng, bác sĩ sẽ bổ sung thêm hormone progestin (ví dụ như Provera) và sau sử dụng vài tháng sẽ dừng progestin từ 1–2 ngày. 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về tình trạng dậy thì muộn ở nữ. Cha mẹ cần quan tâm để sớm phát hiện các dấu hiệu nào đến chứng dậy thì muộn ở trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *