Độ tuổi hết tăng chiều cao ở cả nam và nữ là bao nhiêu?
- Dược sỹ Bidiphar
- Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
- 137
Việc sở hữu một chiều cao lý tưởng sẽ giúp bạn tự tin hơn, có nhiều cơ hội tốt hơn trong cả công việc và cuộc sống. Chiều cao phát triển nhanh chậm theo từng giai đoạn và sẽ “dậm chân tại chỗ” ở một độ tuổi nhất định. Cùng chúng tôi làm rõ độ tuổi hết tăng chiều cao ở cả nam và nữ cũng như cách tăng chiều cao sau tuổi dậy thì ngay dưới bài viết sau đây.
Nội dung
1. Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam & nữ
Chiều cao bắt đầu tăng trưởng ngay từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ đến tận giai đoạn dậy thì và sẽ ngừng hẳn ở một độ tuổi nhất định. Sau độ tuổi này, dù cho bạn có dùng nhiều phương pháp tăng chiều cao thì cũng sẽ không mang lại hiệu quả tích cực. Điều này được lý giải bởi sự hoạt động của sụn tăng trưởng. Phần sụn này nằm ở các đầu xương như khuỷu tay, đầu gối. Khi chúng ta bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, một phần dinh dưỡng sẽ được bổ sung cho sụn giúp xương dài ra và chiều cao tăng lên. Đến một độ tuổi nhất định, phần sụn này sẽ ngừng hoạt động, bám chắc vào các đầu xương, khiến xương bị cốt hóa và khi đó quá trình phát triển chiều cao cũng dừng lại.
Thời điểm ngừng phát triển chiều cao là khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào thể trạng từng người, lối sống và môi trường sống của họ. Thông thường, chiều cao ngừng phát triển ở độ tuổi từ 18-20. Ở nam giới dậy thì muộn, chiều cao có thể tăng đến khi 22 tuổi, tuy nhiên mức tăng rất chậm.
Ở nữ giới, chiều cao phát triển nhanh chóng trong suốt thời thơ ấu đến khi kết thúc giai đoạn dậy thì (thường là 18 tuổi). Sau đó, chiều cao vẫn tiếp tục gia tăng nhưng không đáng kể. Chiều cao ở nữ thường ngừng phát triển vào năm 22 tuổi hoặc một vài năm sau khi kinh nguyệt bắt đầu.
Ở nam giới, giai đoạn dậy thì xảy ra muộn hơn nên quá trình phát triển chiều cao cũng kết thúc chậm hơn so với nữ giới. Chiều cao ở nam giới thường ngừng phát triển ở độ tuổi 25, tuy nhiên cơ bắp vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Nếu ở độ tuổi hết cao mà chiều cao của bạn vẫn tăng một cách bất thường trong một thời gian ngắn thì rất có thể tuyến yên của bạn đang bị rối loạn, tiết ra quá nhiều hormone tăng trưởng. Lúc này, hãy đến thăm khám tại cơ sở gần nhất để có phương pháp điều trị phù hợp, bảo đảm sức khỏe cho chính bản thân bạn.
2. Chiều cao, cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi
Theo WHO, chiều cao và cân nặng chuẩn theo từng độ tuổi được thể hiện ở bảng sau:
Giai đoạn từ 12 tháng – 23 tháng
Tuổi |
Nam |
Nữ |
||
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
|
12 tháng |
75.7 |
9.6 |
74.1 |
9.2 |
13 tháng |
76.9 |
9.9 |
75.1 |
9.5 |
14 tháng |
77.9 |
10.1 |
76.4 |
9.7 |
15 tháng |
79.2 |
10.3 |
77.7 |
9.9 |
16 tháng |
80.2 |
10.5 |
78.4 |
10.2 |
17 tháng |
81.2 |
10.7 |
79.7 |
10.4 |
18 tháng |
82.2 |
10.9 |
80.7 |
10.6 |
19 tháng |
83.3 |
11.2 |
81.7 |
10.8 |
20 tháng |
84.0 |
11.3 |
82.8 |
11.0 |
21 tháng |
85.0 |
11.5 |
83.5 |
11.3 |
22 tháng |
86.1 |
11.7 |
84.8 |
11.5 |
23 tháng |
86.8 |
11.9 |
85.1 |
11.7 |
Giai đoạn từ 2 tuổi – 12 tuổi
Tuổi |
Nam |
Nữ |
||
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
|
2 tuổi |
86.8 |
12.5 |
85.5 |
12.0 |
3 tuổi |
95.2 |
14.0 |
94.0 |
14.2 |
4 tuổi |
102.3 |
16.3 |
100.3 |
15.4 |
5 tuổi |
109.2 |
18.4 |
107.9 |
17.9 |
6 tuổi |
115.5 |
20.6 |
115.5 |
19.9 |
7 tuổi |
121.9 |
22.9 |
121.1 |
22.4 |
8 tuổi |
128.0 |
25.6 |
128.2 |
25.8 |
9 tuổi |
133.3 |
28.6 |
133.3 |
28.1 |
10 tuổi |
138.4 |
32 |
138.4 |
31.9 |
11 tuổi |
143.5 |
35.6 |
144 |
36.9 |
12 tuổi |
149.1 |
39.9 |
149.8 |
41.5 |
Giai đoạn từ 13 tuổi – 20 tuổi
Tuổi |
Nam |
Nữ |
||
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
|
13 tuổi |
156.2 |
45.3 |
156.7 |
45.8 |
14 tuổi |
163.8 |
50.8 |
158.7 |
47.6 |
15 tuổi |
170.1 |
56.0 |
159.7 |
52.1 |
16 tuổi |
173.4 |
60.8 |
162.5 |
53.5 |
17 tuổi |
175.2 |
64.4 |
162.5 |
54.4 |
18 tuổi |
175.7 |
66.9 |
163 |
56.7 |
19 tuổi |
176.5 |
68.9 |
163 |
57.1 |
20 tuổi |
177 |
70.3 |
163.3 |
58.0 |
Bảng chiều cao và cân nặng ở nam và nữ chỉ mang tính chất tương đối, có thể chênh lệch tùy khu vực, điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt. Nếu sự chênh lệch quá cao so với chiều cao và cân nặng trung bình, hãy tham khảo của bác sĩ hoặc chuyên gia để có phương pháp phù hợp nhất.
3. Làm sao để tăng chiều cao sau tuổi dậy thì?
Tăng chiều cao sau tuổi dậy thì
Sau tuổi dậy thì, chiều cao vẫn có thể tiếp tục tăng lên với tốc độ tương đối chậm. Một số cách bạn có thể áp dụng để phát triển chiều cao như sau:
- Giữ đúng tư thế khi ăn, ngủ và làm việc, luôn giữ thẳng lưng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: ăn thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin (vitamin A, D,..) và khoáng chất (Canxi, sắt,…). Chẳng hạn như hải sản, thịt, cá, trứng, sữa, trái cây, rau xanh,..
- Thực hiện lối sống khoa học: ngủ đúng giờ (trước 22h) và đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày), uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và luôn luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress quá độ.
- Thường xuyên tập luyện thể thao kéo dãn cơ thể, các bài tập yoga. Chẳng hạn như bơi, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe.
- Tắm nắng sớm mỗi ngày và bổ sung canxi qua sữa, các thực phẩm giàu canxi cũng như các sản phẩm chức năng một cách hợp lý.
- Phẫu thuật kéo dài chân áp dụng cho người trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Tuy nhiên phương pháp này khá nguy hiểm và bạn cần thận trọng tham khảo ý kiến của bác sỹ, cân nhắc kỹ mặt lợi hại của phương pháp.
4. 9 mẹo nhỏ giúp bạn trông cao hơn
Nếu bạn sở hữu một chiều cao khiêm tốn, hãy áp dụng 9 mẹo nhỏ sau đây, bạn sẽ cao hơn trông thấy đó.
- Lựa chọn kiểu tóc phù hợp: những kiểu tóc ngắn ngang vai hoặc búi tóc cao lên sẽ giúp bạn trông cao ráo hơn.
- Lựa chọn trang phục họa tiết sọc dọc, lưu ý không diện nguyên cây sọc dọc sẽ phản tác dụng
- Sử dụng trang phục đơn sắc giúp bạn trông thon gọn hơn
- Sử dụng quần cạp cao hoặc váy cạp cao
- Áo croptop sẽ giúp cho phần thân trên trông ngắn hơn và phần chân dài ra, bạn sẽ cao hơn trông thấy.
- Áo hoặc váy có cổ chữ V, chọn chiều dài khoét cổ cách cằm 3cm là hợp lý nhất.
- Sử dụng giày cao gót: đây là món đồ không thể thiếu ở tủ đồ của bất cứ chị em nào. Việc đi giày cao gót không chỉ giúp chị em cao hơn mà còn tôn dáng, giúp chị em trông thanh thoát hơn. Hãy lựa chọn những đôi giày phù hợp với trọng lượng cơ thể và trang phục.
- Sử dụng những chiếc váy có eo cao.
- Kết hợp quần sooc với bốt cao sẽ giúp bạn trông cao và thon gọn hơn hẳn
- Sử dụng phụ kiện như túi xách, mũ, thắt lưng,.. sẽ giúp bạn hack chiều cao hiệu quả. Hãy chọn những chiếc túi hợp với tỷ lệ chiều cao và trang phục để mang lại hiệu quả cao nhất.
Chiều cao phát triển ở những giai đoạn nhất định. Việc nắm bắt thời điểm chiều cao phát triển mạnh mẽ nhất cũng như độ tuổi chiều cao ngừng tăng sẽ giúp bạn có phương pháp tăng chiều cao hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Tăng chiều cao sau tuổi dậy thì – có cách nào hay không?
- Danh sách nhà thuốc bán Bấm vào đây
- 1800.888.677
- Giao hàng tận nơi
Bài viết liên quan
- Trẻ còi xương: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
- Dậy thì muộn ở nam là gì và có điều trị được không?
- Khám phá từ A đến Z về tình trạng trẻ bị rụng tóc
- TOP 6 cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết
- Cách chữa rụng tóc vành khăn cho trẻ cực kỳ hiệu quả
- Cùng tìm hiểu dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không
- Tổng hợp các loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi tốt nhất
- Nguyên nhân trẻ nấc cụt và những điều cần tránh
- Trẻ bị gù lưng do đâu? Cách phát hiện sớm, điều trị và phòng ngừa
- Chia sẻ về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa