14 triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng
- Dược sỹ Bidiphar
- Dược sỹ CKI Mai Xuân Thủy
- 1033
Canxi là khoáng chất vi lượng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Tìm hiểu ngay 14 triệu chứng thiếu canxi trầm trọng trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. 14 biểu hiện khi cơ thể bạn thiếu canxi
Vai trò chính của canxi là cấu trúc nên xương và răng, giúp xương răng phát triển chắc khỏe. Bên cạnh đó, canxi cũng tham gia vào hoạt động của hệ tim mạch, thần kinh, mạch máu và hoạt động não bộ. Vì vậy, nếu thiếu hụt canxi, bạn có thể gặp phải 14 triệu chứng sau đây.
- Móng tay giòn, yếu và dễ gãy: móng tay cũng cần đủ lượng canxi. Khi thiếu canxi, móng tay là nơi biểu hiện rõ ràng nhất, móng tay yếu và giòn, ố vàng, có vết nứt, dễ gãy khi va chạm mạnh.
- Đau cơ bắp và chuột rút: canxi có vai trò quan trọng đối với hoạt động của xương và cơ bắp. Nếu thường xuyên bị chuột rút, hay đau cơ bắp tay, chân, tần suất 2-3 lần/ tuần thì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng đó.
- Đau răng, sâu răng hay răng chậm mọc: canxi có vai trò quan trọng với răng. Khi thiếu canxi, răng có tình trạng đau, ngả vàng, dễ bị tổn thương, dễ sâu răng, tăng nguy cơ mắc nha chu. Đối với trẻ nhỏ đang ở độ tuổi mọc răng, tình trạng thiếu canxi sẽ khiến răng chậm mọc hơn so với những đứa trẻ khác.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Khi cơ thể thiếu canxi, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt chóng mặt khi ngồi lâu đứng dậy trong khoảng vài giây rồi hết, và cảm giác ù tai xảy ra ngay cả khi bạn ở trong không gian kín, không có gió.
- Mất ngủ, mệt mỏi, stress, hay gắt gỏng: canxi như một chất an thần tự nhiên giúp bạn điều chỉnh tâm trạng. Khi thiếu hụt, bạn thường xuyên mệt mỏi, tinh thần bất ổn, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dẫn đến hay cáu gắt, khó chịu,…
- Da khô: thiếu canxi khiến da bạn bị khô và bong tróc, tăng nguy cơ các bệnh da như chàm, vẩy nến.
- Khó nuốt, khó nói: khi thiếu canxi, cơ bắp ở cổ họng bị co thắt dẫn đến tình trạng khó nuốt. Nặng hơn, có thể làm thay đổi giọng nói do thanh quản bị co thắt.
- Suy giảm trí nhớ: canxi cũng có vai trò trong hoạt động hệ thần kinh, não bộ. Vì vậy, khi thiếu canxi sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, nhận thức và khả năng tư duy.
- Chứng loãng xương: khi cơ thể thiếu canxi, xương chính là nguồn đầu tiên bị rút canxi để cung cấp cho hoạt động cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu canxi quá lâu, mật độ xương suy giảm, gây nên loãng xương, dẫn đến xương giòn dễ gãy. Tình trạng loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh.
- Dậy thì muộn và tăng các triệu chứng tiền kinh nguyệt: thiếu canxi dẫn đến tình trạng dậy thì muộn ở nữ giới. Ngoài ra, thiếu canxi còn làm gia tăng các vấn đề ở thời tiền kỳ kinh nguyệt như đau lưng, đau ngực, rối loạn giấc ngủ, stress, mất tập trung,…
- Cao huyết áp: canxi cũng cần thiết cho hoạt động của hệ tim mạch. Vì vậy, khi thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp và vấn đề tim mạch khác.
- Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh: canxi tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, có vai trò trong nâng cao hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt canxi, bạn rất dễ mắc các bệnh như ho, cúm, nhiễm trùng,…
- Các vấn đề đại tràng: chế độ ăn uống thiếu canxi có thể tạo điều kiện cho polyp đại tràng phát triển, gây bệnh tại đại tràng.
- Các vấn đề thần kinh: Canxi kết hợp với magie và vitamin D trong hoạt động xung điện của cơ thể. Khi thiếu hụt canxi, có thể dẫn đến cơ cơn co giật, co thắt.
2. 8 thói quen tưởng vô hại nhưng lại khiến bạn dễ bị thiếu canxi
Cơ thể không thể tự tổng hợp canxi, chúng ta cần tự cung cấp qua chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Có những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ bị thiếu canxi cho cơ thể bạn. 8 thói quen hư hại thường gặp khiến cơ thể bạn dễ bị thiếu canxi bao gồm:
- Ăn quá mặn: ăn quá mặn tức là tiêu thụ nhiều natri, làm tăng đào thải canxi của cơ thể. Trung bình cứ 6g natri sẽ đào thải 40-60 g canxi ra khỏi cơ thể. Vì vậy, thói quen ăn mặn sẽ rất dễ gây thiếu hụt canxi cơ thể.
- Ăn quá nhiều thịt: chế độ ăn quá nhiều đạm khiến thận bài tiết canxi mạnh hơn, đồng thời cũng giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 40 -75 gram thịt.
- Lười ăn rau xanh: Rau xanh là nguồn canxi dồi dào và nhiều dưỡng chất khác như kali, magie, vitamin, xơ,… Lười ăn rau xanh sẽ không đảm bảo lượng canxi đưa vào cơ thể dẫn đến sự thiếu hụt. Bạn nên thường xuyên ăn các loại rau xanh lá như bông cải xanh, rau chân vịt, cải xoăn,… để cung cấp canxi cho cơ thể.
- Lười uống sữa hoặc không uống sữa: sữa là nguồn canxi dồi dào và rất dễ dàng bổ sung cho cơ thể. Hãy uống sữa mỗi ngày để đảm bảo lượng canxi cung cấp cho cơ thể.
- Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi: việc sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ làm mất đi một lượng khuẩn E.coli ở đường ruột, làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể.
- Lười vận động, thể dục thể thao: tập thể dục thể thao giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Vì vậy, hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể, giảm nguy cơ thiếu hụt canxi.
- Ít tiếp xúc với ánh sáng: Da có thể tự tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làm tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thế. Vì thế, bạn có thể tắm nắng sớm trong 15-30 phút để cơ thể tự tổng hợp vitamin D, tăng hiệu quả hấp thu canxi.
- Ăn kiêng giảm cân: chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi và giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác dẫn đến cơ thể thiếu canxi như suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống thiếu canxi và cơ thể bị rối loạn hấp thụ canxi tại ruột non, làm suy giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
3. Thiếu canxi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe
Thiếu hụt canxi có thể mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
- Loãng xương: thiếu canxi dẫn đến loãng xương, khiến xương giòn, xốp và dễ gãy.
- Hạ canxi huyết: thiếu hụt canxi trong máu dẫn đến suy giảm chức năng thần kinh, cơ bắp và rối loạn nhịp tim; gây ra các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,…
- Suy nhược thần kinh: canxi tham gia vào hoạt động điều chỉnh các xung động thần kinh. Tình trạng thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động này khiến người bệnh căng thẳng, hay cáu gắt, suy giảm trí nhớ, nhận thức và tư duy.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: thiếu canxi gây kích thích tiết acid dạ dày, với nồng độ quá cao gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm loét.
- Bệnh tim mạch: thiếu canxi có thể gây rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Đối với trẻ nhỏ, sự thiếu hụt canxi có thể gây ra tình trạng còi xương suy dinh dưỡng, biến dạng xương, suy giảm hệ miễn dịch, co giật cơ, rối loạn thần kinh và giấc ngủ,…
4. Nên làm gì khi bị thiếu canxi?
Tình trạng thiếu hụt canxi trong máu kéo dài, nếu không điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên thay đổi lối sống khoa học, thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng và bổ sung canxi, vitamin D cho cơ thể.
4.1 Chế độ dinh dưỡng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D chính là cách an toàn và đơn giản nhất để cung cấp canxi cho cơ thể.
Bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống với các thực phẩm giàu canxi như cá mòi, cá hồi, các loại đậu, ngũ cốc, yến mạch, rau xanh, bông cải xanh, rau cải xoăn, rau chân vịt, hoa quả, nước cam, sung, me,… Tuy nhiên, cần đảm bảo lượng canxi phù hợp để bổ sung không quá thừa hay quá thiếu:
- Người từ 19 – 50 tuổi: bổ sung 2500 mg canxi mỗi ngày
- Người từ 51 tuổi trở lên: bổ sung 2000 mg canxi mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế ăn uống sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, hay sản phẩm chứa nhiều chất béo xấu, đồ quá mặn. Điều này sẽ làm giảm sự hấp thu canxi và tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể, gây tăng khả năng thiếu canxi của cơ thể.
Mặt khác, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D cũng sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thu canxi cho cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu canxi phổ biến như cá hồi, cá ngừ, nước cam, trứng, sữa,… Bên cạnh đó, việc tắm nắng buổi sớm 20 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D đơn giản và hiệu quả hơn.
Xem thêm: Hạ canxi máu nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia
4.2 Bổ sung canxi và Vitamin D
Khi cơ thể thiếu hụt canxi, bạn cần tìm cách bổ sung khoáng chất này. Bên cạnh đó, vitamin D cũng là yếu tố giúp cơ thể hấp thụ canxi được tốt hơn. Vì vậy, bạn nên bổ sung đồng thời cả canxi và vitamin D để tăng hiệu quả. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng giàu canxi, bạn có thể tham khảo ý kiến của y bác sĩ đối với các thực phẩm bổ sung đồng thời cả canxi và vitamin D.
Tham khảo sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D TẠI ĐÂY
4.3 Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực nhằm nâng cao sức khỏe cơ thể, đồng thời cũng tăng hiệu quả bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể. Việc thay đổi lối sống bao gồm:
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc (trước 23h đêm), uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác, ngừng hút thuốc.
- Duy trì cân nặng cơ thể, chỉ số BMI từ 18.5 – 22.5.
Hầu hết các trường hợp thiếu canxi nếu có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn nhận biết kịp thời các triệu chứng thiếu canxi để có biện pháp xử trí phù hợp. Để được tư vấn về sản phẩm bổ sung canxi cho người bị thiếu canxi máu, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài miễn cước 1800.888.677.
Xem thêm:
Hạ canxi máu có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị
- Danh sách nhà thuốc bán Bấm vào đây
- Hotline miễn cước1800.888.677
- Giao hàng tận nơi
Bài viết liên quan
- Tại sao rụng tóc khi mang thai và cách khắc phục
- Bà bầu mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bà bầu tê tay chân
- Bách khoa toàn thư về tình trạng bà bầu mệt mỏi
- Khi nào nên dùng thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú
- Thiếu canxi nên uống thuốc gì? Bật mí sản phẩm bổ sung canxi tốt nhất
- Nhận biết 8 triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
- Canxi cho bà bầu dạng nước loại nào tốt? Nên uống dạng nước hay viên?
- 4 sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt và an toàn nhất
- Hạ canxi máu nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia