Bách khoa toàn thư về tình trạng bà bầu mệt mỏi
Khi mang thai cơ thể phụ nữ bị thay đổi rất nhiều, tình trạng ốm nghén, mệt mỏi xảy ra vô cùng phổ biến ở đối tượng này. Đây là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, do đó nếu mang thai bạn cảm thấy mệt mỏi thì cũng không có gì phải quá lo lắng cả. Vậy có những nguyên nhân nào khiến bà bầu mệt mỏi và có cách nào cải thiện tình trạng này không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho chị em.
Bà bầu mệt mỏi
Nội dung
1. Tại sao bà bầu hay mệt mỏi?
Khi mang bầu, trong 3 tháng đầu tiên thì khoảng 90% chị em phụ nữ đều gặp phải tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Tình trạng này vô cùng phổ biến đối với các mẹ bầu và do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:
Thiếu hụt canxi
Khi bà bầu bị thiếu hụt canxi, sẽ dẫn đến tình trạng tê chân, mệt mỏi, mất ngủ. Canxi là một thành phần có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Do đó nếu cơ thể bị thiếu canxi sẽ luôn nằm trong trạng thái mệt mỏi, tay chân nhức mỏi rã rời, buồn ngủ và cảm giác uể oải không có năng lượng làm việc.
Cơ thể mẹ bầu bị thiếu sắt
Khi thiếu sắt và thiếu máu có thể khiến cho mẹ bầu mệt mỏi và kiệt sức. Đới với các trường hợp mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng thường dẫn đến tình trạng thiếu máu, đặc biệt là sự thiếu hụt số lượng tế bào hồng cầu.
Khi thiếu sắt sẽ khiến cho cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà khiến cho mẹ bầu dễ cảm thấy mệt, xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và sắc mặt của bà bầu thường tái nhợt, không được hồng hào, tỉnh táo.
Trong quá trình mang thai mẹ bầu nên định kỳ đi khám thai để có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình. Khi tiến hành khám, các bác sĩ sẽ lấy máu để có thể kiểm tra ngay tại lần khám thai đầu tiên và sẽ thực hiện tiếp lần nữa cuối ba tháng thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba.
Mất ngủ khi mang thai
Vào thời gian đầu khi mang thai, do ảnh hưởng của các hormon sẽ làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ sẽ có cảm giác hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, thì dạ con sẽ chèn ép lên cơ hoành, làm giảm bớt cử động, khiến cho chị em khó khăn hơn trong việc hít thở.
Ngoài ra thì chế độ nghỉ ngơi không khoa học hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề đều là những nhân tố khiến mẹ bầu dễ bị mệt. Tình trạng này còn có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hormone, tinh thần căng thẳng và tiểu đường thai kỳ.
Trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể mẹ bầu bị mất ngủ hoặc mệt mỏi, vì vậy nếu cảm thấy tâm trạng luôn buồn chán, thất vọng hoặc không thể kiểm soát được các sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là trong đầu có ý nghĩ sẽ làm hại bản thân, hãy đến chuyên gia tư vấn ngay lập tức.
Mất ngủ khiến bà bầu dễ mệt mỏi hơn
Hiện tượng hạ đường huyết
Khi mẹ bầu xuất hiện tình trạng run rẩy, tim đập nhanh, cảm giác đói cồn cào, thường xuyên ra nhiều mồ hôi, chóng mặt, choáng váng thì điều này chứng tỏ là mẹ bầu đang gặp phải hiện tượng hạ đường huyết. Khi bị tình trạng này thì sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và da mặt tái nhợt.
Sử dụng các loại thuốc trong thai kỳ
Nếu bà bầu trong quá trình mang thai có sử dụng các thuốc chống dị ứng, thuốc trị nghén hoặc là các thuốc giảm đau thường sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ, trong đó gồm có hiện tượng mệt mỏi.
Quá trình trao đổi chất kém hiệu quả
Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ số calo cần thiết cho cơ thể, ít vận động, tâm trạng căng thẳng, hoặc bị thiếu ngủ hay không uống đủ nước… sẽ khiến quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể kém hiệu quả. Nếu quá trình trao đổi chất không diễn ra nhanh mà chậm hơn bình thường sẽ khiến cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi.
Tiểu đường thai kỳ
Trong quá trình mang bầu, nhau thai sẽ kích thích tạo ra các loại nội tiết tố giúp cho thai nhi được phát triển bình thường. Tuy nhiên, những nội tiết tố này lại vô tình gây ra những ảnh hưởng xấu đến insulin, từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố và hậu quả cuối cùng là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
Nếu mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thì trong quá trình mang thai sẽ càng dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, sụt cân, người thiếu sức sống, khó chịu và dễ xây xẩm mặt mày.
Ngoài ra thì mẹ còn có cảm giác rất hay khát nước và thường xuyên đi tiểu nhiều và bị sút cân. Do đó, nếu trong quá trình mang thai và mẹ bầu bị tiểu đường thì cần phải tiến hành theo dõi kỹ càng trong suốt quá trình mang thai nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ mệt mỏi
Do thay đổi hormone
Khi mang thai cơ thể sẽ thay đổi và sản sinh ra một lượng hormone progesterone lớn cộng với tác động của các triệu chứng mang thai thông thường. Do đó mẹ bầu dễ xảy ra tình trạng mệt và buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu. Tất cả các yếu tố kể trên đều góp phần khiến cho mẹ bầu mệt mỏi hơn mỗi ngày.
2. Dấu hiệu mệt mỏi trong quá trình mang thai thường gặp
Thường quá trình mang thai của bà bầu sẽ được chia ra làm ê giai đoạn:
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Cảm giác khó chịu và mệt mỏi khi mang thai là tình trạng rất bình thường, cảm giác này thường sẽ xuất hiện nhiều trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu và ở tam cá nguyệt thứ ba. Một số mẹ chia sẻ rằng cảm giác bản thân kiệt sức và cảm giác bản thân thiếu sức sống.
Bà bầu mang thai ba tháng giữa
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mức năng lượng trong cơ thể có thể đã tăng lên khiến cho mẹ bầu không còn cảm giác quá khó chịu như trước.
Nhiều bà bầu sẽ có xu hướng tận dụng khoảng thời gian này trong thai kỳ để có thể tăng cường vận động nhằm có thể cải thiện sức đề kháng cho bản thân và bé.
Bà bầu mang thai ba tháng giữa
Bà bầu mang thai ba tháng cuối
Ở giai đoạn này bà bầu rất dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nguyên nhân là do: Tay chân bị sưng phù, tê nhức, rối loạn tiêu hóa, chân tay bứt rứt không yên. Ngoài ra, cân nặng vẫn không ngừng tăng, người trở nên nặng nề, đêm hay bị mất ngủ do thiên thần nhỏ có vẻ thích nghịch ngợm vào ban đêm.
3. Bà bầu mệt mỏi phải làm sao
Khi cảm thấy mệt mỏi, bà bầu nên áp dụng các phương pháp dưới đây để có thể giảm cảm giác mệt mỏi.
Ngủ nghỉ đúng cách
Nghỉ ngơi đầy đủ là một phương pháp giảm mệt mỏi rất hiệu quả trong khi mang thai. Khi nghỉ ngơi đầy đủ, tinh thần sẽ sảng khoái hơn, cơ thể mẹ càng khỏe mạnh thì những ảnh hưởng của triệu chứng thai kỳ càng giảm nhẹ.
Cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ giấc và chế độ nghỉ ngơi khoa học trong suốt thời kỳ mang thai nhé các mẹ. Nếu mẹ bầu đang đang gặp phải tình trạng mất ngủ khi mang thai thì hãy chia thời gian ngủ thành nhiều lần trong ngày. Hãy ngủ trưa nhiều hơn và cố gắng đảm bảo mình ngủ sâu từ 7 giờ trở lên mỗi ngày.
Ăn uống thế nào là đúng khi mang thai
Ăn uống trong thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có thể giúp giảm tình trạng mệt mỏi cho bà bầu.
Bà bầu nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, các loại hạt và thịt để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho bé.
Không nên ăn uống các món ăn có chứa chất kích thích, nhiều dầu mỡ, không nên ăn đồ quá mặn hay chua cay trong suốt thai kỳ.
Chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng như canxi, sắt, acid folic,.. bởi khi thiếu các chất này cơ thể sẽ dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi. Ăn ngủ đủ sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng mệt mỏi cho bà bầu rất tốt.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng
Tập luyện thể thao nhẹ nhàng để giảm mệt mỏi
Thường khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên nặng nề hơn và đó là lý do khiến cho nhiều thai phụ có xu hướng lười vận động. Nhưng thực tế lại chỉ ra rằng việc tiến hành luyện tập nhẹ nhàng đều đặn thì sẽ giúp cho chị em càng giảm cảm giác mệt mỏi lúc mang thai.
Để việc rèn luyện dễ dàng hơn thì mẹ bầu nên chọn cách luyện tập phù hợp với sở thích hoặc điều kiện của mình như đi bộ, tập yoga, tập những bài thể dục đơn giản. Các chuyên gia sản khoa đưa ra lời khuyên rằng, tập yoga chính là phương pháp giúp giảm mệt mỏi khi mang thai trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ rất hiệu quả. Các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp chị em giảm tình trạng sưng phù tay chân, hạn chế bị chuột rút và sinh nở dễ dàng hơn.
Giảm áp lực trong quá trình mang thai
Mang thai là một hành trình nhiều khó khăn, thử thách và rất thiêng liêng. Không chỉ mệt mỏi về thể xác mà mẹ bầu còn phải đối mặt với rất nhiều lo lắng và áp lực. Do đó để giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng mẹ bầu không nên bận tâm quá nhiều thứ, hãy bỏ bớt công việc hoặc các mối quan hệ xã giao để có thể nâng cao sức khỏe thai kỳ của mình.
Hạn chế căng thẳng trong quá trình mang thai giúp bà bầu thoải mái hơn
Hãy bỏ thói quen ôm việc. Nếu có bất kỳ áp lực về công việc hay việc nhà hãy chia sẻ ngay với chồng. Khi giảm được áp lực thì các triệu chứng mệt mỏi của bà bầu cũng sẽ giảm đáng kể.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin về tình trạng bà bầu mệt mỏi. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích giúp cho quá trình mang thai hạn chế được tình trạng này.
- Danh sách nhà thuốc bán Bấm vào đây
- Hotline miễn cước1800.888.677
- Giao hàng tận nơi
Bài viết liên quan
- Tại sao rụng tóc khi mang thai và cách khắc phục
- Bà bầu mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bà bầu tê tay chân
- Khi nào nên dùng thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú
- Thiếu canxi nên uống thuốc gì? Bật mí sản phẩm bổ sung canxi tốt nhất
- Nhận biết 8 triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
- Canxi cho bà bầu dạng nước loại nào tốt? Nên uống dạng nước hay viên?
- 4 sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt và an toàn nhất
- 14 triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng
- Hạ canxi máu nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia