Bà bầu mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Trong quá trình mang thai, bà bầu thường xuyên gặp phải hiện tượng mất ngủ khiến cơ thể rất mệt mỏi và khó chịu. Hiện tượng này xuất hiện rất nhiều trong ba tháng đầu thai kỳ và ba tháng cuối thai kỳ. Vậy bà bầu mất ngủ có nguy hiểm không, làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Để có thêm thông tin về tình trạng này hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nội dung
1. Thế nào là bà bầu mất ngủ
Mất ngủ trong khi mang thai là hiện tượng rối loạn giấc ngủ với những triệu chứng như sau:
- Mẹ bầu thường mất rất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ.
- Khi ngủ thì dễ bị tỉnh giấc do ngủ không sâu giấc, sang ngủ dậy cơ thể cảm thấy rất mệt mỏi.
- Tinh thần mệt mỏi không sảng khoái.
Một số chị em bị mất ngủ trong cả quá trình mang thai khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này sẽ không gây hại cho thai nhi.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu mất ngủ
Đa số chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai đều gặp phải tình trạng mất ngủ, nó tập trung nhiều nhất vào 3 tháng đầu và ba tháng cuối.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu mất ngủ gồm có:
Thiếu canxi
Nếu trong chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, mẹ bầu có thể bị tình trạng mất ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc, giữa đêm hay tỉnh giấc và khó ngủ.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do canxi có khả năng làm dịu thần kinh giúp tăng cảm giác thư giãn cho bà bầu trước khi ngủ. Do đó nếu cơ thể bị thiếu canxi thì tâm lý sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi và mất ngủ. Ngoài ra nếu thiếu trong quá trình mang thai bị thiếu canxi còn gây ra tình trạng bà bầu tê tay chân, mệt mỏi, …
Khó thở
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ bị thay đổi hormone điều đó khiến cho chị em thở chậm và sâu hơn điều này vô hình chung dẫn đến cảm giác khó chịu khi ngủ. Dần dần khi thai nhi ngày một lớn hơn thì phần dạ con chiếm và ép lên cơ hoành ngày càng nhiều khiến mẹ bầu càng khó chịu và dễ bị mất ngủ hơn.
Đi tiểu nhiều lần
Dạ con không ngừng phát triển và sau đó chèn ép lên phần bàng quang của mẹ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bà bầu khó ngủ.
Đau lưng và nhức chân
Chân và lưng của mẹ bầu khi mà càng ngày càng phải chịu sức nặng của thai nhi sẽ tạo nên cảm giác khó chịu khi đi ngủ. Rất nhiều trường hợp bà bầu gặp phải tình trạng chuột rút ban đêm do sự gia tăng trọng lượng của thai nhi hoặc do cơ thể bị thiếu canxi.
Vấn đề tiêu hóa
Giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng thức ăn đẩy ngược lên thực quản, nguyên nhân là do thai nhi lớn dần khiến cho phần dạ dày bị chèn ép.
Bên cạnh đó tình trạng này có thể còn do thừa chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai khiến cơ thể mẹ bầu không kịp hấp thụ hết dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Ốm nghén gây mất ngủ
Tình trạng bà bầu sẽ bị ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu do có sự thay đổi của các hormone trong cơ thể. Tuy nhiên, thì có rất nhiều mẹ bầu bị ốm nghén trong cả thai kỳ. Buồn nôn chán ăn, giấc ngủ bị rối loạn là các triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị ốm nghén.
Tăng nhịp tim
Để có thể bơm máu được tới dạ con thì tim cần làm việc nhiều hơn trong suốt quá trình mang thai. Khi đó, nhịp tim sẽ tăng lên và gây tình trạng rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ ở bà bầu.
Tâm lý lo lắng, căng thẳng
Khi mang thai lần đầu thì đa số các chị em đều gặp phải tình trạng này. Những lo lắng thường xoay quanh sức khỏe của em bé hoặc sự thay đổi cuộc sống khi đón thêm một thành viên mới.
Những lo lắng này sẽ khiến bạn khó thư giãn và thoải mái được. Đặc biệt những giấc mơ sống động về sự ra đời của em bé có thể xảy ra thường xuyên và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ
3. Ảnh hưởng của mất ngủ đối vs mẹ và bé
Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà nó còn gây ra những tác động không nhỏ đến thai nhi:
Đối với mẹ
- Mất ngủ lâu ngày sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo, suy nhược cơ thể, khó tập trung trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
- Mất ngủ khiến cho não bị thiếu oxy và dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý như nhức đầu, tăng huyết áp.
- Khi tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến bà bầu khó sinh thường, nguy cơ phải sinh mổ là khá cao. Do đó nếu mẹ muốn sinh con tự nhiên thì hãy cố gắng làm sao đó để cải thiện giấc ngủ của mình.
- Một số nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra rằng, bà bầu mất ngủ trong khoảng 3 tháng đầu thì trong quá trình sinh con, thời gian chuyển dạ có thể sẽ kéo dài hơn bình thường. Điều này khiến sẽ khiến cho bà bầu mệt mỏi hơn khi phải chịu những cơn đau chuyển dạ trước khi sinh.
- Mất ngủ còn tác động xấu đến làn da, khiến da nhanh lão hóa và chảy xệ. Sau khi sinh thì cơ thể thường phục hồi chậm hơn, do đó khi mang thai vẫn phải chú ý chăm sóc cho làn da của mình bằng cách ngủ đủ giấc và dưỡng ẩm.
- Mất ngủ sẽ khiến tâm lý dễ bị căng thẳng, thường xuyên cáu gắt, tác động xấu tới tâm sinh lý. Thậm chí căng thẳng nhiều có thể xảy ra những bất hòa trong cuộc sống vợ chồng.
Đối với thai nhi
- Mất ngủ ở mẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu,khiến cho thai nhi dễ bị thiếu máu ngay khi còn đang trong bụng mẹ.
- Trẻ bắt đầu tuần thứ 24 sẽ phát triển về trí não và các giác quan của cơ thể. Nếu bà bầu không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong khoảng thời gian này, trẻ sinh ra có nguy cơ bị chậm phát triển, gây rối loạn nội tiết tố.
- Tác động đến cả sinh hoạt của trẻ sau khi bé đã ra đời. Trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc và thức đêm vì đã quen với thói quen của mẹ ngay khi bé còn đang ở trong bụng.
3. Bà bầu mất ngủ phải làm sao?
Tình trạng mất ngủ ở bà bầu ở từng giai đoạn khác nhau là khác nhau và sẽ có những cách khắc phục, cải thiện không giống nhau:
Cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người phụ nữ thường phải đối diện với một loạt cảm xúc khác nhau từ sợ hãi, lo lắng đến cảm giác vui sướng khi biết mình mang bầu. Sự gia tăng của hormone progesterone do cơ thể sản xuất trong thai kỳ sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi liên tục cho bà bầu.
Mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:
- Cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và tranh thủ ngủ mọi lúc mọi nơi.
- Uống nhiều nước và tăng cường ăn thực phẩm có chứa nhiều chất lỏng trong thực đơn hàng ngày nhưng cần hạn chế ăn uống chúng vào buổi tối để có thể hạn chế tần suất đi vệ sinh ban đêm.
- Cải thiện cảm giác buồn nôn bằng đồ ăn nhẹ và bánh quy. Bà bầu nên ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên tránh để dạ dày trống rỗng. Hãy giữ bánh quy giòn bên người để phòng khi buồn nôn.
- Khi ngủ hãy cố gắng nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt. Vị trí này sẽ giúp cho sự lưu thông máu tốt nhất. Mẹ nên sử dụng thêm gối đặt giữa hai đầu gối hoặc phía dưới bụng để đem lại cảm giác thoải mái hơn.
- Nếu nửa đêm tỉnh dậy thì mẹ bầu không nên bật đèn sáng mà chỉ nên bật các đèn có ánh sáng dịu nhẹ để có thể ngủ lại dễ dàng hơn.
- Nên duy trì một thói quen đi ngủ đúng giờ bởi điều này sẽ giúp cơ thể của mẹ bầu sẽ tạo ra một lịch trình cho giấc ngủ.
Cách giảm mất ngủ cho bà bầu ba tháng giữa
Đa số các bà bầu thường cảm thấy cơ thể khỏe khoắn hơn khi ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ. Khi đã đến giai đoạn này thì bà bầu không còn phải áp lực với nguy cơ sảy thai, những biểu hiện như buồn nôn, đi tiểu nhiều và tình trạng buồn ngủ cũng sẽ giảm dần và biến mất.
Mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ:
- Để tránh tình trạng ợ nóng, bà bầu nên hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc dầu mỡ.
- Khi ngủ cần chú ý phải ngủ ở tư thế gối đầu sao cho đầu và cổ cao để giúp cho axit dạ dày không bị trào ngược lên cổ
- Nên tiến hành ăn các bữa nhỏ thường xuyên trong ngày.
- Dùng các thuốc kháng axit khá hiệu quả cho chứng ợ nóng
- Để tránh khi ngủ xuất hiện những cơn ác mộng, tránh tình trạng ăn quá nhiều trước khi đi ngủ và nên chia sẻ mọi thứ với chồng hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn để giải tỏa tâm lý.
- Mẹ bầu cần chia sẻ bất cứ lo ngại bạn đang lo lắng với bạn đời hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn.
Trị mất ngủ trong ba tháng cuối
Đây được coi là khoảng thời gian bị mất ngủ và ngủ khó nhất trong toàn bộ quá trình mang thai của mẹ bầu. Với số lần đi tiểu quá nhiều, cân nặng ngày càng tăng cộng với tâm lý lo lắng cho lần vượt cạn sắp tới khiến cho bà bầu thường lo lắng, khó ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra thì việc thai nhi trong bụng mẹ hay chuyển động cũng gây cản trở cho giấc ngủ của bà bầu. Nhiều bà bầu còn xuất hiện tình trạng chuột rút chân vào ban đêm gây đau đớn và mất ngủ.
Mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ:
- Bà bầu nên ngủ nghiêng sang phía bên trái để quá trình lưu thông máu được tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Đặc biệt nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu trở lại với tim.
- Khi ngủ ôm 1 chiếc gối sẽ giúp ngủ ngon hơn.
- Để giảm tình trạng chuột rút bắp chân nên hạn chế uống nước ngọt hoặc nước uống có ga
- Nếu xuất hiện tình trạng phù chân hoặc ngủ ngáy quá nhiều hãy hỏi ý kiến của chuyên gia
- Nếu bà bầu không thể ngủ được thì không cần phải cố ngủ hãy dậy đọc sách, xem TV hoặc nghe nhạc thư giãn,… vì nó sẽ khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và muốn ngủ trở lại.
- Nếu xuất hiện tình trạng chuột rút chân, hãy cố gắng duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân, bởi điều này sẽ giúp cho bà bầu đỡ đau hơn.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về tình trạng bà bầu mất ngủ, hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã có thêm những thông tin chi tiết về tình trạng bà bầu mất ngủ.
Bà bầu mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thể do bị thiếu canxi. Do đó trong quá trình mang thai việc bổ sung canxi cho mẹ bầu là rất quan trọng và cần thiết.
- Danh sách nhà thuốc bán Bấm vào đây
- Hotline miễn cước1800.888.677
- Giao hàng tận nơi
Bài viết liên quan
- Tại sao rụng tóc khi mang thai và cách khắc phục
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bà bầu tê tay chân
- Bách khoa toàn thư về tình trạng bà bầu mệt mỏi
- Khi nào nên dùng thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú
- Thiếu canxi nên uống thuốc gì? Bật mí sản phẩm bổ sung canxi tốt nhất
- Nhận biết 8 triệu chứng thiếu canxi ở bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
- Canxi cho bà bầu dạng nước loại nào tốt? Nên uống dạng nước hay viên?
- 4 sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt và an toàn nhất
- 14 triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi trầm trọng
- Hạ canxi máu nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia