Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày là đủ?

  • Dược sỹ Bidiphar
  • Dược sỹ CKI Nguyễn Đoàn Thùy Loan
  • 535

Canxi là một khoáng chất cần thiết của cơ thể, nó tham gia vào quá trình hình thành xương, răng, sự co cơ, quá trình cầm máu… Khi mang thai, nhu cầu canxi ở phụ nữ càng tăng cao và cần phải cung cấp đủ lượng canxi theo nhu cầu của từng giai đoạn thai kỳ để tránh các bệnh loãng xương, sinh non, trẻ bị còi xương hay sức đề kháng kém. Vậy bà bầu cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày thì đủ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nội dung

1. Lượng canxi cần bổ sung cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ

Nhu cầu canxi tăng cao ở phụ nữ có thai và tăng lên rõ rệt theo tuổi thai. Tuy việc bổ sung canxi là hết sức quan trọng nhưng không thể tùy tiện, phải có hướng dẫn của bác sĩ. Có 3 mốc thời gian quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu cần phải biết:

  • Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: thời kỳ này, mẹ bầu cần được cung cấp khoảng 800 mg canxi mỗi ngày. 1-2 ly sữa mỗi ngày có thể cung cấp đủ lượng canxi mà cơ thể mẹ bầu cần thiết trong giai đoạn này.
  • Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ: nhu cầu canxi của thai phụ tăng lên. Trong giai đoạn này, thai phụ phải được cung cấp canxi khoảng 1000 mg/ngày. Việc bổ sung này nên được thực hiện sớm, không nên chậm trễ quá 20 tuần của thai kỳ, bởi vì đây là giai đoạn hình thành xương của thai nhi.
  • Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: Thời kỳ này là giai đoạn xương của trẻ bắt đầu ổn định. Nhu cầu canxi của người mẹ cũng tăng lên. Mỗi ngày thai phụ cần phải được cung cấp từ 1200 đến 1500mg canxi. Như vậy lượng canxi sẽ được cung cấp đủ cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

2. Nguồn bổ sung canxi cho bà bầu

Có 2 nguồn bổ sung canxi chủ yếu cho cơ thể đó là thực phẩm giàu canxi và các sản phẩm bổ sung canxi như thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

2.1 Thực phẩm

Những thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua…
  • Thịt bò: chứa nhiều canxi và sắt.
  • Trứng gà, trứng vịt.
  • Tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến, ghẹ…
  • Rau có màu xanh đậm như: súp lơ xanh, rau chân vịt, cải xoăn, rau mồng tơi… là những thực phẩm có nhiều canxi và khoáng chất.
  • Sự hấp thu canxi phụ thuộc vào lượng vitamin D. Các thực phẩm giàu vitamin D làm tăng hấp thu và chuyển hóa canxi như: tôm, cá hồi, cá trích, lòng đỏ trứng gà,…
  • Ở phụ nữ trưởng thành, sự hấp thu canxi còn phụ thuộc vào nồng độ hormone estrogen. Nồng độ hormone estrogen thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng loãng xương. Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên ăn đầy đủ dinh dưỡng với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả. Không nên kiêng khem quá mức là điều cần thiết.
Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu

Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu

Tham khảo: 10 thực phẩm giàu canxi dành cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

2.2 Chế phẩm bổ sung canxi

Ngoài các thực phẩm giàu canxi, mẹ bầu có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại sản phẩm bổ sung canxi. Tuy nhiên, không nên tự ý bổ sung vì có thể gây tình trạng thừa canxi gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, thận… Nên sử dụng các chế phẩm có canxi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

  • Ở những phụ nữ có hàm lượng canxi thấp, bổ sung canxi trước khi sinh là một phần quan trọng để phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là người có tiền sử tăng huyết áp.
  • Nếu bà bầu cần phải bổ sung canxi dưới dạng thuốc uống có canxi, liều lượng đưa vào cần phải do bác sĩ quyết định và phải được giám sát chặt chẽ tổng lượng canxi bổ sung mỗi ngày (qua thực phẩm, thuốc). Lượng canxi không được vượt quá 3 g/ngày để tránh nguy cơ thừa canxi.
  • Không nên uống canxi và sắt cùng lúc, bởi sẽ gây hạn chế sự hấp thu canxi.Thay vào đó, nên dùng cách nhau vài giờ (sắt có thể được uống vào khoảng giữa các bữa ăn).
  • Khi sử dụng canxi, bác sĩ thường sẽ chỉ định thêm vitamin D để tăng cường hiệu quả hấp thu canxi.
  • Thuốc bổ sung canxi có sẵn dưới dạng viên nang, viên sủi, viên nén hoặc dưới dạng siro… Thành phần Canxi trong các chế phẩm này thường tồn tại dưới dạng canxi vô cơ (canxi cacbonat, canxi citrate) và canxi hữu cơ (canxi gluconate, canxi lactate). Canxi cacbonat có hàm lượng canxi cao nhất (40%). Tuy nhiên canxi cacbonat thường gây lắng đọng canxi tạo sỏi thận, sỏi bàng quang, nóng trong. Vì vậy, hiện nay người ta thường sử dụng canxi gluconat để tránh tình trạng lắng đọng canxi, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Bà bầu không nên bổ sung canxi cùng với các loại thực phẩm có chứa oxalate như trà, cacao, chocolate… vì những thực phẩm chứa oxalate sẽ làm giảm hấp thu canxi.

Xem thêm: Calci Vita BDF cho bà bầu có tốt không? 5 điều đặc biệt cần lưu ý

3. Hàm lượng canxi có trong thực phẩm dành cho bà bầu

Theo bảng THÀNH PHẦN THỰC PHẨM VIỆT NAM của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam. Hàm lượng canxi có trong 100 gam thực phẩm như sau:

NHÓM THỰC PHẨM

THỰC PHẨM

HÀM LƯỢNG CANXI (mg%)

Nhóm đậu

Đậu đũa

110

Đậu nành

165

Vừng

975

Nhóm lá

Lá lốt

260

Rau dền

288

Rau mồng tơi

176

Mộc nhĩ

357

Cần tây

325

Nhóm hải sản

Cá mè

157

Cua bể

141

Cua đồng

120

Tép khô

2000

Tôm đồng

1120

Nhóm trứng

Lòng đỏ trứng gà

134

Lòng đỏ trứng vịt

146

Nhóm sữa và chế phẩm sữa

Sữa bò tươi

120

Sữa bột tách béo

1400

Pho mát

760

Từ bảng dinh dưỡng trên, các mẹ bầu có thể kết hợp các thực phẩm với nhau một cách hợp lý để cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể và có một bữa ăn ngon miệng.

Bổ sung canxi là việc làm quan trọng và cần thiết trong giai đoạn mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vấn đề bà bầu cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày đã được giải đáp qua bài viết. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về vấn đề bổ sung canxi ở phụ nữ mang thai, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800.888.677 (miễn cước cuộc gọi).

Xem thêm: Bà bầu mấy tháng thì cần bổ sung canxi? Uống trong bao lâu là đủ?

Nếu hữu ích hãy cho chúng tôi 5 sao nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *